TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị đau răng khôn nên làm gì? Cách khắc phục hiệu quả

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,640
Bị đau răng khôn là tình trạng thường gặp, khiến nhiều người bị ám ảnh do cơn đau nhức kéo dài. Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bị đau răng khôn nên làm gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để có những tips khắc phục hiệu quả nhé.

Răng khôn là răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Vì mọc sau cùng khi các răng khác đã mọc lên hết nên răng khôn thường không có đủ chỗ để mọc lên bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm,… Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên đau nhức. Khi bị đau răng khôn, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có cách xử lý phù hợp và kịp thời.

Nguyên nhân gây đau răng khôn

Bị đau răng khôn do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó phổ biến với những nguyên nhân như:

  • Mọc răng khôn gây đau: Khi răng khôn mọc cần phải đâm xuyên qua nướu, do đó bạn sẽ thường cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình này. Ngoài ra, răng khôn thường không có đủ khoảng trống để mọc lên như bình thường, nên thường dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt,… Điều này có thể gây chèn ép vào các răng bên cạnh, gây đau nhức răng, thậm chí còn làm ảnh hưởng xấu đến răng số 7.
  • Răng khôn bị sâu: Bị đau răng khôn còn có thể do sâu răng gây nên. Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng nên gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Thức ăn thừa, mảng bám lâu ngày không được làm sạch sẽ gây sâu răng, từ đó khiến răng bị đau nhức nghiêm trọng.
  • Viêm nướu: Vì răng khôn mọc lâu và thường không có đủ không gian để mọc hoàn toàn, việc vệ sinh không đầy đủ có thể dẫn đến viêm nhiễm nướu xung quanh răng khôn, gây đau nhức.

Đau răng khôn do rất nhiều nguyên nhân gây nên

Bị đau răng khôn nên làm gì?

Bị đau răng khôn nên làm gì để giảm đau nhanh và hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, chú ý dùng lực chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến vùng đang bị đau răng khôn. Đồng thời kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám, làm sạch răng miệng một cách toàn diện.
  • Súc miệng nước muối ấm: Súc miệng với nước muối ấm để giảm viêm nhiễm và sưng. Hòa 1/2 đến 1 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, khuấy đều và súc miệng nhẹ nhàng.
  • Chườm lạnh: Đặt một viên đá lạnh hoặc túi đá lên vùng bên ngoài miệng tại vị trí của răng khôn trong khoảng 15 phút. Việc này có thể giúp làm giảm sưng và giảm đau.
  • Thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau tạm thời.
  • Thăm khám nha khoa: Nếu đau răng khôn không giảm đi sau vài ngày hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây đau và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp để giảm đau và cải thiện tình trạng răng miệng của bạn.

Nên thăm khám nha khoa để bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất

Nhổ răng khôn trong trường hợp nào?

Một số trường hợp bị đau răng khôn cần phải thực hiện nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến các răng cũng như mô mềm lân cận như:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay mọc kẹt, gây ảnh hưởng đến răng kế cận.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện, gây cản trở khớp cắn, nhồi nhét thức ăn và gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng.
  • Răng khôn mọc kèm theo các biến chứng như u, nang. Nếu không nhổ bỏ răng khôn và giải quyết biến chứng kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm khác.

Răng khôn mọc lệch nên nhổ bỏ để tránh gây hại đến sức khỏe răng miệng

Bị đau răng khôn là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra rất nhiều phiền toái. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, hãy chú ý tới việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.