TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bạn đã nắm được sơ đồ tuổi mọc răng của bé chưa?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 10,234
Mọc răng là giai đoạn đánh dấu bước phát triển lớn từ khi trẻ sinh ra. Cha mẹ cần nắm được sơ đồ tuổi mọc răng của bé cũng như những dấu hiệu mọc răng để chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách qua từng thời kì, giúp bé có được hàm răng khỏe đẹp khi lớn lên.

Sơ đồ tuổi mọc răng của bé sẽ nêu rõ trình tự và thời gian mọc các răng trên cung hàm, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề này để chăm sóc tốt cho trẻ trong từng giai đoạn.

Thời điểm bé bắt đầu mọc răng

Sơ đồ tuổi mọc răng của bé như thế nào? Thông thường bé sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên từ khi 6 tháng tới 1 tuổi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp răng bé mọc sớm hơn độ tuổi này và cũng có những bé mọc răng muộn hơn bình thường. Một số trường hợp bé đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa mọc chiếc răng nào và cũng không có dấu hiệu mọc răng.

Bạn không cần quá lo về điều này, đây có thể chỉ là do di truyền hoặc cấu trúc răng nên bé mọc răng muộn hơn những bé cùng trang lứa. Dù răng mọc sớm hay muộn thì trình tự răng mọc ở hai hàm của bé vẫn theo một quy luật nhất định.

Bé sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn 6 tháng đến 1 tuổi

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ nhỏ

Vào thời điểm răng mọc, bé sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Chảy dãi: Nước dãi sẽ chảy nhiều do sự kích thích của quá trình mọc răng.
  • Nổi mẩn ở cằm: Khi nước dãi chảy ra nhiều, chúng sẽ tiếp xúc với miệng, da mặt và đôi khi chảy xuống cả vùng cổ dẫn đến hiện tượng nổi mẩn. Che mẹ cần lưu ý để vệ sinh và chăm sóc da bé cẩn thận hơn.
  • Ho: Lượng nước dãi trong miệng quá nhiều sẽ khiến bé bị ho sặc.
  • Thích nhai cắn: Những chiếc răng đang mọc lên và đam xuyên qua nướu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Những trẻ đang mọc răng sẽ thường muốn gặm bất cứ vật gì có trong tay chúng.
  • Sưng lợi: Răng trồi lên sẽ làm vùng lợi tại vị trí đó bị sưng, cảm giác đỏ và căng tức hơn nướu bình thường. Đây là triệu chứng bình thường và sẽ hết sau khoảng 3 đến 5 ngày.

Lợi của bé có thể bị sưng do mọc răng

  • Biếng ăn: Cảm giác khó chịu khi răng mọc sẽ khiến bé muốn được ngậm vú giả hoặc ti mẹ nhưng khi ngậm vào, cảm giác đau lại càng nặng nề nên bé thường bỏ ăn.
  • Hôi miệng: Một số trường hợp bé mọc răng hàm sẽ có cả mủ vì khi răng trồi lên thức ăn sẽ dễ mắc lại, nếu không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ hình thành ổ vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng và gây mùi hôi miệng.
  • Sốt: Quá trình răng hàm mọc lên thường gây đau nhức, sưng tấy nướu làm cơ thể trẻ bị nóng và có biểu hiện sốt cao.

Sơ đồ tuổi mọc răng của bé

Khi trẻ được 6 tháng chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc lên. Thông thường, các răng sẽ mọc theo trật tự nhất định. Dưới đây là sơ đồ tuổi mọc răng của trẻ nhỏ:

  • 4 răng cửa trung tâm ở hàm trên và dưới: 5 – 8 tháng.
  • 4 răng cửa bên: 7 – 10 tháng.
  • Răng sữa số 4 (răng hàm sữa nhỏ số 1): 13 – 19 tháng.
  • Răng sữa số 3 (răng nanh): 14 – 20 tháng.
  • Răng sữa số 5 (răng hàm sữa nhỏ số 2): 23 – 33 tháng.
  • Răng vĩnh viễn số 6 (răng hàm lớn số 1): 6 – 7 tuổi.
  • Răng vĩnh viễn số 4 (răng hàm nhỏ số 1): 9 – 11 tuổi.
  • Răng vĩnh viễn số 5 (răng hàm nhỏ số 2): 10 – 12 tuổi.
  • Răng vĩnh viễn số 7 (răng hàm lớn số 2): 11 – 13 tuổi.
  • Răng vĩnh viễn số 8 (răng hàm lớn số 3 – răng khôn): 17 – 25 tuổi.

Sơ đồ tuổi mọc răng

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng

Theo sơ đồ tuổi mọc răng, trước khi răng của bé trồi lên, bạn sẽ thấy lợi của trẻ sưng và đỏ, có hiện tượng sốt nhẹ, bỏ ăn, sút cân, quấy khóc. Thời gian này, bạn cần vỗ về trẻ, thay đổi chế độ ăn bằng sữa, bột, cháo loãng để trẻ dễ ăn hơn.

Khi mọc răng, bé có thể đau, ngứa nướu và sốt (thường xảy ra khi mọc răng hàm). Nếu bé chỉ ngứa nướu (bé hay chảy nước dãi, nghiến lợi, nghiến răng) bạn có thể cho bé ngậm núm vú giả để giúp trẻ bớt khó chịu.

Nếu trẻ có biểu hiện đau nướu, sốt cao, bạn chỉ cần đắp khăn lạnh lên trán cho trẻ. Bổ sung các loại rau củ có tính mát vào bữa ăn hàng ngày và sử dụng một số sản phẩm siro hạ sốt, giảm đau mua tại nhà thuốc để khắc phục tại nhà. Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Đắp khăn lạnh để giúp trẻ hạ sốt khi mọc răng

Khi mọc răng vĩnh viễn, trẻ có thể gặp phải những vấn đề như răng mọc lệch, sún răng, sâu răng, hô răng,… Gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và sức khỏe của trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thực hiện những lưu ý sau:

  • Chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần.
  • Không dùng tăm xỉa răng.
  • Hạn chế ăn uống thực phẩm ngọt.
  • Hẹn chế sử dụng thực phẩm có thể làm ngả màu răng như trà, cà phê, nước ngọt có chất tạo màu,…
  • Súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Không nhai đá, không dùng răng mở đồ vật, không cắn những loại hạt cứng như hạt đào, mắc ca,…
  • Không ăn đồ quá lạnh, quá nóng.
  • Khám răng định kỳ tại nha khoa.

Như vậy, sơ đồ tuổi mọc răng của trẻ đã được Nha khoa Nhân Tâm chia sẻ đến bạn trong bài viết trên đây. Hãy ghi nhớ những điều trên để có thể chăm sóc trẻ thật tốt trong giai đoạn phát triển này nhé. Nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ thêm, hãy gọi cho Nhân Tâm theo số điện thoại 1900 56 5678.