TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Xử lý răng sứ thẩm mỹ bị cộm, lệch khớp cắn, kênh

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3,882
Bọc răng sứ thẩm mỹ bị cộm, lệch khớp cắn, kênh là tình trạng dễ xảy ra nếu tay nghề bác sĩ không đủ cao. Vậy nếu gặp phải rủi ro này, bạn cần phải xử lý như thế nào khi cảm thấy khó chịu?

Bọc sứ thẩm mỹ là phương pháp giúp khắc phục các vấn đề về thẩm mỹ răng miệng như sứt mẻ, gãy, nhiễm màu nặng... Phương pháp này được thực hiện bằng cách mài nhỏ răng thật để tạo cùi và dùng mão sứ bọc bên ngoài để bảo vệ cùi răng thật và cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Tuy nhiên, với một số tình trạng bọc sứ xong thì việc cảm thấy cộm cộm khó ăn nhai sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe, hoặc có những trường hợp một thời gian răng bị lệch, hay mão sứ không sát với cùi răng thật nên bị lung lay... Chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp xử lý răng sứ thẩm mỹ bị cộm, lệch khớp cắn...

Nguyên nhân gây ra tình trạng bọc răng sứ thẩm mỹ bị cộm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lắp răng sứ thẩm mỹ bị cộm như:

Không cạo vôi răng

Vôi răng bám dày ở phần chân răng sẽ khiến bạn bạn dễ bị sâu răng, viêm nhiễm và hôi miệng khi bọc sứ. Không chỉ vậy, mảng bám vôi răng dày sẽ gây nên sự sai lệch nhất định khi lấy dấu và lắp răng sứ, dẫn đến tình trạng cộm răng sau khi lắp mão sứ.

Do đó, trước khi bọc răng sứ, bác sĩ cần phải tiến hành cạo sạch vôi răng đang bám quanh bề mặt răng. Điều này không chỉ giúp quá trình bọc răng sứ được chính xác hơn mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và sâu răng.

Bác sĩ thực hiện quy trình lắp răng sứ không đúng chuẩn

Nguyên nhân chủ yếu khiến việc bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn chính là do kỹ thuật lắp răng sứ của bác sĩ không đạt chuẩn. Bác sĩ có tay nghề kém sẽ chụp mão sứ không được sát khí với viền nướu, tạo thành khe hở.

Khe hở càng lớn thì vi khuẩn sẽ càng dễ lọt vào, tích tụ thành ổ viêm nhiễm và gây hại nghiêm trọng đến thân răng thật.

Mão răng sứ nếu không được gắn đúng chuẩn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển

Ngược lại, nếu bác sĩ gắn mão sứ quá sát khít với nướu răng thì cùi răng và nướu răng sẽ phải chịu áp lực khi ăn nhai, dẫn đến viêm nhiễm và hư hỏng.

Dù mão sứ đã được chế tác chuẩn xác với kích thước của cùi răng nhưng nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm thực tế thì vẫn sẽ căn chỉnh sai, khiến mão sứ bị đặt sai vị trí trên răng gốc.

Răng sứ chế tác sai tỉ lệ, kích thước

Mão sứ thiết kế sai tỉ lệ, kích thước cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc lắp răng sứ bị lệch khớp cắn gây khó chịu. Mão sứ bị thiết kế sai tỉ lệ có thể do 2 nguyên nhân sau:

  • Bác sĩ lấy dấu sai cách nên thông số không được chính xác. Vì lấy hàm theo cách thủ công nên điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Thông số sai dẫn đến việc chế tác răng sứ cũng sai so với đặc điểm thực tế của răng.
  • Chuyên viên chế tác răng sứ tay nghề kém làm cho mão sứ không đúng kích thước và tỉ lệ. Răng sứ sai kích thước và tỉ lệ so với răng thật sẽ không được đều như răng thật, từ đó phát sinh cộm cấn, lệch khớp cắn.

Mài cùi răng không chính xác

Mài cùi răng là kỹ thuật làm nhỏ răng thật để răng thật trở thành trụ răng đỡ mão sứ. Khi đường mài không đều, các cạnh răng và các mặt của răng sẽ không được mài đúng tỉ lệ chuẩn, chỗ mài ít, chỗ mài nhiều thì chắc chắn khi chụp mão sứ lên sẽ xuất hiện tình trạng cộm, khớp cắn bị lệch.

Không chỉ vậy, nếu bác sĩ mài răng quá tay sẽ gây xâm lấn đến cấu trúc bên trong của răng thì răng sẽ bị yếu đi, tuỷ răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Khi răng trụ yếu đi thì nguy cơ răng bị lung lay hay rụng răng là rất cao, ảnh hưởng tới độ bền của mão sứ.

Cách khắc phục tình trạng lắp răng sứ thẩm mỹ bị kênh cộm

Mỗi trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ bị cộm sẽ có cách giải quyết khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng cộm răng sứ mà đưa ra hướng khắc phục.

Mài răng không chính xác thì phải làm sao?

Nếu răng sứ bị kênh cộm khó chịu do mài răng không chính xác thì cách duy nhất là phải tháo bỏ toàn bộ răng sứ cũ và tiến hành làm răng sứ mới. Sau khi tháo răng sứ cũ, bác sĩ sẽ tinh chỉnh lại đường mài răng để được chuẩn xác.

Điều đáng tiếc là để có thể tháo bỏ thì răng sứ sẽ bị cưa đôi nên không thể tái sử dụng. Việc lấy dấu lại và bọc răng sứ mới là điều bắt buộc. Như vậy có thể thấy việc khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cộm do mài răng không chính xác rất tốn kém và phức tạp.

Nếu răng sứ bị cộm do mài răng sứ không chính xác, bạn sẽ phải tiến hành bọc sứ lại từ đầu

Xem thêm: Khôi phục răng bị nứt ngang tại nha khoa gần nhất

Do kỹ thuật gắn mão sứ không chuẩn phải làm thế nào?

Trường hợp răng bọc sứ bị cộm kênh do răng sứ không sát khít thì không nhất thiết phải tháo mão sứ. Bác sĩ có thể tiến hành hàn trám bít những kẽ hở giữa răng sứ và cùi răng để ngăn thức ăn, vi khuẩn lọt vào.

Nếu răng sứ mới lắp và bị kênh cộm do kỹ thuật thì bác sĩ có thể tinh chỉnh, cân đối để mão sứ về đúng tỉ lệ tiêu chuẩn hơn.

Khi bọc răng sứ thẩm mỹ bị cộm, lệch khớp cắn, bạn đừng quá lo lắng vì vẫn có cách để khắc phục như đã nêu trong bài viết này. Nếu bạn đang rơi vào tình huống bọc răng sứ bị khó chịu, cấn, lệnh khớp cắn thì hãy liên hệ với nha khoa gần đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!