TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Ung thư nướu răng – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,190
Số lượng người bị bệnh ung thư nướu răng mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. Nguyên nhân là do nhiều người lầm tưởng bệnh với viêm nướu thông thường, dẫn đến chủ quan, đến khi đi khám thì đã muộn. Bài viết này sẽ cung cấp nguồn gốc, dấu hiệu và các điều trị bệnh ung thư nướu răng.

Bệnh ung thư nướu răng giai đoạn đầu có những triệu chứng gần giống với viêm nướu, do đó dễ dẫn đến việc bệnh nhân chủ quan không thăm khám và điều trị sớm, khiến các tế bào ung thư phát triển, di căn và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Ung thư nướu răng là bệnh gì? Dấu hiệu bệnh ra sao?

Ung thư nướu răng là một loại ung thư đầu và cổ bắt đầu khi các tế bào ở nướu trên hoặc dưới phát triển quá mức bình thường, vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể và hình thành các khối u.

Các tế bào ung thư không ngừng tăng và xâm lấn phá hủy các mô xung quanh, di căn đến những cơ quan khác của cơ thể, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Các tế bào ung thư phát triển không ngừng

Giống với viêm nướu, ở giai đoạn đầu của ung thư nướu răng, bệnh nhân sẽ có triệu chứng sưng nướu, loét và đau nướu. Tuy nhiên, mức độ tổn thương sẽ nhiều hơn và thường kéo dài. Dưới đây là những triệu chứng nhận biết ung thư nướu răng:

Tổn thương nướu răng kéo dài: Nướu sẽ bị sưng tấy, đỏ, có vết loét và lâu lành. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau hoặc không, vùng niêm mạc xung quanh sẽ bị đổi màu, có thể chảy máu nướu.

Xuất hiện khối u: Trong thời gian ngắn, các tế bào ung thư phát triển sẽ hình thành khối u ở nướu. Khối u có thể có màu đỏ, trắng và có thể chảy máu. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau.

Xuất hiện khối u ở nướu

Lung lay răng: Các tế bào ung thư xâm lấn và phá hủy mô nướu, mô nha chu và mô xung quanh chân răng, khiến chân răng trở nên lỏng lẻo và lung lay theo thời gian. Biểu hiện này khá giống với bệnh viêm nha chu, nên nhiều bệnh nhân thường hay nhầm lẫn.

Xuất hiện vết lở loét ở lưỡi: Đây là biểu hiện đặc thù và khác biệt giữa ung thư nướu răng so với viêm nướu thông thường. Bệnh ung thư nướu sẽ kéo theo viêm lưỡi khiến vùng lưỡi bị lở loét kéo dài, gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh khi ăn hoặc nói.

Các triệu chứng khác: Khi bị ung thư nướu răng, bệnh nhân có thể gặp thêm những triệu chứng như thay đổi vị giác, chảy máu khoang miệng không rõ nguyên nhân, nuốt đau, sụt ký, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây ung thư nướu răng

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư nướu răng vẫn là một ẩn số mà các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu. Theo các nghiên cứu đưa ra, sẽ có những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

1. Vệ sinh răng miệng kém

Việc chăm sóc răng kém khoa học và vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến mảng bám vi khuẩn bám trên răng, trong kẽ răng và bên trong viền nướu. Vi khuẩn sinh sôi sẽ phá hủy cấu trúc mô nướu và làm tăng tỷ lệ bị ung thư nướu răng.

Vệ sinh răng miệng kém tăng nguy cơ ung thư nướu răng

2. Tổn thương nướu răng mạn tính

Viêm nướu răng, viêm nha chu tái đi tái lại hoặc không được điều trị kịp thời để bệnh tiến triển nghiêm trọng sẽ có nguy cơ hình thành các tế bào ung thư ở nướu răng.

Những thói quen như nghiến chặt răng, xỉa răng, chấn thương nướu, dùng răng giả kém chất lượng tác động tổn thương nướu cũng sẽ khiến chúng ta dễ bị ung thư nướu hơn bình thường.

3. Hút thuốc là và uống rượu bia thường xuyên

Những chất độc hại có trong thuốc là và rượu bia sẽ tàn phá nhiều bộ phận của cơ thể, tăng nguy cơ bị các bệnh ung thư, trong đó có ung thư nướu răng.

Hút thuốc lá tăng tỷ lệ ung thư nướu

4. Môi trường sống và làm việc ô nhiễm, độc hại

Theo các nghiên cứu thực nghiệm, tỷ lệ mắc ung thư nướu răng sẽ tăng cao ở những đối tượng có môi trường sống và làm việc độc hại, phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất hoặc tia UV, tia X…

5. Những người có sức khỏe kém, suy giảm miễn dịch

Người có sức khỏe kém, suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị bệnh hơn người có sức khỏe tốt vì cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Cách điều trị ung thư nướu răng

Phương pháp điều trị ung thư nướu răng sẽ được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị diệt tế bào ung thư, hóa trị diệt tế bào ung thư hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.

6. Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Phẫu thuật cắt bỏ khối u được áp dụng cho bệnh nhân bị ung thư nướu răng và khối ung thư chưa ảnh hưởng quá lớn đến các bộ phận xung quanh và chưa bị di căn. Nếu được phát hiện và phẫu thuật sớm, việc phẫu thuật có thể giúp xử lý triệt để khối u.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tế bào ung thư di căn, trong quá trình phẫu thuật, Bác sĩ cần kết hợp nạo hạch bạch huyết vùng lân cận. Sau khi phẫu thuật cắt khối u, bệnh nhân có thể chỉnh hình hàm mặt để khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u

7. Hóa trị, xạ trị và kết hợp

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng bức xạ ion hóa và tia X để tạo ra năng lượng phá vỡ các tế bào ung thư. Hóa trị là cách sử dụng thuốc để tiêu diệt và ngăn chặn tế bào ung thư.

Xạ trị và hóa trị kết hợp điều trị nội trú được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư ở mức độ nặng.

Xạ trị điều trị ung thư

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà Bác sĩ chỉ định điều trị riêng lẻ hoặc điều trị kết hợp các phương pháp với mục đích mang lại hiệu quả cao nhất. Sau khi xạ trị và hóa trị cho khối u nhỏ đi, Bệnh nhân có thể được phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

Bệnh nhân bị ung thư nướu răng sống được bao lâu?

Không thể nói chính xác được bệnh nhân ung thư nướu răng sống được bao lâu. Nhưng các Bác sĩ cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này bao gồm thời điểm điều trị bệnh, sức khỏe của bệnh nhân, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, cách chăm sóc và sự hợp tác của bệnh nhân…

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, giai đoạn 1 và 2, tỷ lệ người bệnh sống hơn 3 năm chiếm 80%. Nếu điều trị ở giai đoạn 3 và 4, tỷ lệ này chiếm khoảng 50%.

Do đó, lời khuyên của các Bác sĩ là khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường ở nướu răng, dù là nhỏ nhất, bệnh nhân cũng cần thăm khám nha khoa để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân, điều trị sớm, phòng tránh nhầm lẫn với các bệnh nướu răng thông thường.

Thăm khám ngay khi có vấn đề bất thường ở nướu

Đồng thời, để giảm tỷ lệ ung thư nướu răng, chúng ta cần chăm sóc răng miệng và vệ sinh răng đúng cách, có chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc hóa chất và môi trường độc hại, không nên hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn.

Bên cạnh đó, thói quen thăm khám răng miệng định kỳ cũng phần nào thuyên giảm hiệu quả các bệnh lý răng miệng, bệnh vùng miệng và có thể phát hiện và điều trị sớm nếu mắc các loại ung thư miệng.

Thăm khám răng định kỳ là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả

Nha khoa Nhân Tâm hy vọng những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh ung thư nướu răng sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức, từ đó giảm tỷ lệ ung thư nướu răng. Để thăm khám và điều trị các bệnh răng miệng, bạn có thể đăng ký qua Hotline 1900 56 5678.