Tưa miệng là một bệnh lý do nấm Candida gây ra. Những người có hệ miễn dịch yếu, thường xuyên hút thuốc lá, dùng nhiều thuốc kháng sinh,... rất dễ gặp phải bệnh lý này. Với những trường hợp đơn giản, bạn có thể điều trị tại nhà. Nhưng với những trường hợp nặng, cần điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tưa miệng là bệnh gì?
Tưa miệng hay còn gọi là nấm miệng, là tình trạng niêm mạc miệng bị nhiễm nấm Candida Albicans (một vi nấm ký sinh trong miệng và không gây hại đến cơ thể). Tuy nhiên, nấm Candida Albicans có thể phát triển quá mức khi gặp điều kiện thuận lợi, từ đó bao trùm lên khoang miệng và gây ra tưa miệng.
Bệnh tưa miệng do nấm Candida gây nên
Bệnh tưa miệng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Khi mắc bệnh này, trẻ thường bị đau rát, khó nuốt thức ăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch và tác động không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tưa miệng
Bệnh tưa miệng khi xuất hiện ở trẻ em và người lớn sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:
Tưa miệng ở trẻ em
Trẻ em khi bị tưa miệng sẽ có những triệu chứng như:
- Đầu lưỡi xuất hiện nốt đỏ, loang lổ.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn.
- Trẻ bị tưa miệng có thể lây nhiễm nấm qua người mẹ khi bú mẹ. Lúc này, đầu vú của mẹ có thể bị đỏ, ngứa, nứt, bong tróc da…
Bệnh tưa miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
Tưa miệng ở người lớn
Triệu chứng tưa miệng ở người lớn có thể gặp phải như:
- Lưỡi bị đỏ, dễ bị chảy máu, nhất là khi chạm vào.
- Khóe miệng bị đỏ, đau rát.
- Đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, thức ăn, nhất là khi ăn các đồ cay nóng. Trong những trường hợp này, bạn có thể sẽ không ăn uống được.
- Lưỡi có cảm giác khô, mất vị giác, ăn uống không ngon miệng.
Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng
Như đã đề cập ở trên, nấm Candida tồn tại sẵn trong khoang miệng, đường tiêu hóa và da của mỗi người. Trong điều kiện bình thường, chúng sẽ không gây hại đến cơ thể. Nhưng khi có những yếu tố thuận lợi tác động, chúng sẽ phát triển quá mức và gây tưa miệng.
Một số yếu tố khiến cho nấm Candida phát triển quá mức có thể kể đến như:
Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tưa miệng
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc Corticoid, thuốc tránh thai,...
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đặc biệt, ba mẹ thường bỏ qua việc làm sạch răng miệng cho trẻ sau khi bú hoặc ăn uống.
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
- Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch yếu hơn so với bình thường.
- Mất cân bằng pH tại niêm mạc miệng.
- Bệnh tiểu đường chưa được kiểm soát.
- Xạ trị hay hóa trị làm chết các tế bào khỏe mạnh, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Người mắc bệnh như bạch cầu, HIV/AIDS khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Xem thêm: Lưỡi mọc mụn cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
Bệnh tưa miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tưa miệng thường không gây nguy hiểm đối với những người khỏe mạnh. Khi bị nhiễm nấm, việc sử dụng các loại thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ có thể điều trị bệnh một cách nhanh chóng.
Với người khỏe mạnh, tưa lưỡi có thể để khắc phục bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Tuy nhiên, với những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm, nhất là những bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc HIV/AIDS, thì việc nhiễm nấm có thể nhanh chóng lây lan khắp cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy hô hấp.
- Viêm thực quản.
- Viêm phổi, viêm phế quản.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh tưa miệng
Để chẩn đoán bệnh tưa miệng, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và hỏi người bệnh một số triệu chứng thường gặp. Bên cạnh đó, để đưa ra kết luận chính xác nhất, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Sinh thiết: Là phương pháp mà bác sĩ sẽ lấy một phần mô bị sưng từ niêm mạc miệng của người bệnh, sau đó quan sát và tìm nấm men gây bệnh qua kính hiển vi.
- Cấy dịch cổ họng: Bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông vô trùng để lấy dịch ở cổ họng, sau đó thực hiện xét nghiệm để tìm kiếm nấm men gây tưa miệng.
- Nội soi thực quản: Trong trường hợp nghi ngờ nấm Candida đã xâm nhập vào thực quản thì bác sĩ sẽ tiến hành nội soi.
- Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác minh xem người bệnh có mắc các bệnh liên quan đến tưa miệng hay không.
Lấy dịch cổ họng cũng là cách để chẩn đoán bệnh tưa miệng
Cách điều trị bệnh tưa miệng
Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh tưa miệng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể điều trị tại nhà hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị tại nhà
Trường hợp nhiễm nấm Candida nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluor, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng có thể giúp làm sạch răng miệng toàn diện, từ đó ngăn ngừa nấm Candida phát triển.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu Lactobacillus (có trong sữa chua, dưa bắp cải,...), men vi sinh để vi khuẩn và nấm men trong khoang miệng cân bằng trở lại.
Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể loại bỏ nấm gây hại
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt giảm lượng Carbohydrate có trong sữa, đường tinh luyện, trái cây, thực phẩm chế biến sẵn để ngăn ngừa nhiễm nấm tái phát. Hơn nữa, bạn nên uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày).
Điều trị bằng thuốc
Khi bị tưa miệng, cách tốt nhất là bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định cụ thể. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau để cải thiện tình trạng tưa miệng.
- Fluconazole: Thuốc trị nấm đường uống.
- Clotrimazole: Thuốc trị nấm dạng viên ngậm.
- Nystatin: Dung dịch súc miệng chống nấm.
- Itraconazole: Thuốc chống nấm đường uống dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV hoặc bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
- Amphotericin B: Sử dụng khi bệnh tưa miệng trở nặng.
Điều trị tưa miệng theo bác sĩ chuyên khoa
Biện pháp phòng ngừa bệnh tưa miệng
Để phòng ngừa bệnh tưa miệng và những hậu quả do bệnh lý này gây ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng đúng cách kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước,...
- Hạn chế uống rượu bia, tránh xa thuốc lá.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, không tiếp xúc trực tiếp với người bị tưa miệng.
Đối với trẻ nhỏ, bạn cần có những lưu ý như:
Thường xuyên vệ sinh miệng cho trẻ
- Vệ sinh răng, lưỡi và toàn bộ khoang miệng của trẻ sau khi trẻ ăn, uống, bú sữa bằng cách lấy gạc sạch và mềm thấm vào nước muối sinh lý.
- Vệ sinh và tiệt trùng kỹ lưỡng bình sữa và núm vú trước và sau khi sử dụng.
- Không cho trẻ sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bình sữa, núm vú với trẻ khác.
Trên đây là những thông tin về bệnh tưa miệng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh lý này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm - Nha khoa tốt ở Sài Gòn qua số Hotline 1900 56 5678 để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.