TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Lưỡi mọc mụn cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3.033
Lưỡi mọc mụn do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là một dấu hiệu lành tính nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý bất thường nào đó. Để biết tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Lưỡi mọc mụn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: cơ địa, bệnh lý (u nhú tiền đình papillomatosis, sùi mào gà,...) hay do lối sống không lành mạnh. Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hay điều trị ngoại khoa.

Nguyên nhân khiến lưỡi mọc mụn

Nổi mụn ở lưỡi có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau như: mụn đỏ, mụn nước, mụn thịt, mụn trắng,... Nguyên nhân có thể là do:

  • Cơ địa: Trường hợp bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, tuyến mồ hôi hay nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn sẽ rất dễ mọc mụn ở lưỡi.
  • Lối sống không lành mạnh: Sử dụng thường xuyên các chất kích thích (rượu, bia), sử dụng mỹ phẩm chứa các thành phần gây tổn thương đến niêm mạc, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, dùng các loại thuốc có chất kích ứng với cơ thể gây rối loạn nội tiết tố,... cũng khiến lưỡi mọc mụn.
  • Do bệnh lý: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân khiến lưỡi mọc mụn có thể do virus HPV (virus u nhú ở người) gây nên. Ngoài ra, tình trạng này có thể do các bệnh lý như sùi mào gà, u nhú tiền đình papillomatosis,...

Uống nhiều rượu bia có thể là nguyên nhân khiến lưỡi mọc mụn

Lưỡi mọc mụn là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mụn ở lưỡi không phải là trường hợp hiếm gặp. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một bệnh lý xã hội có thể truyền nhiễm và gây ung thư rất cao. Bệnh này thường lây chủ yếu khi quan hệ tình dụng không an toàn. Lưỡi mọc mụn có thể là dấu hiệu của bệnh lý này.

  • Lưỡi xuất hiện những nốt mụn màu hồng hoặc đỏ. Ban đầu chúng có kích thước nhỏ, mọc thành từng đám tách biệt nhau.
  • Mụn ở lưỡi sẽ lớn dần theo thời gian, chúng mọc thành từng đám có hình dáng như hoa mào gà. Các u nhú này khá mềm, không gây đau nhức hay ngứa rát.
  • Các nốt mụn rất dễ vỡ, kèm theo chảy máu khi bệnh tiến triển nặng. Điều này sẽ gây bỏng rát, cản trở đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Các nốt mụn ở lưỡi có thể có dịch mủ, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lở loét, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Mụn mọc ở lưỡi có thể là dấu hiệu của sùi mào gà

Bệnh u nhú tiền đình papillomatosis

U nhú tiền đình papillomatosis là sự phát triển quá mức của các tế bào gai dưới mô biểu bì. Lưỡi mọc mụn có thể là dấu hiệu của bệnh lý này. Nhưng bệnh này không quá nguy hiểm, có thể tự điều trị tại nhà. Dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:

  • Lưỡi mọc mụn đối xứng hoặc thành dải.
  • Mụn rất khó vỡ và có thể biến mất theo thời gian.

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là căn bệnh do virus HPV gây ra, lây truyền qua đường sinh dục. Mụn rộp mọc ở lưỡi có thể do quan hệ bằng miệng không an toàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với mụn nước. Dấu hiệu nhận biết cụ thể:

  • Lưỡi xuất hiện các mụn nước nhỏ.
  • Nốt mụn sẽ sưng to theo thời gian và mọc thành từng đám.
  • Mụn rất dễ vỡ, có mủ trắng hoặc dịch vàng.
  • Mụn khi vỡ ra gây đau rát, ngứa ngày, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng hạch bạch huyết.

Mụn rộp sinh dục là căn bệnh do virus HPV gây ra

U nang bạch huyết

Lưỡi mọc mụn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u nang bạch huyết. Các nốt mụn này ngoài xuất hiện ở lưỡi còn có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể, đặc biệt là đầu và cổ họng. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này qua các dấu hiệu sau:

  • Mụn có màu trắng, kích thước khá nhỏ và mọc tách biệt ở lưỡi, cổ họng hay các vùng khác trong khoang miệng.
  • Mụn gây đau nhức, sưng tấy, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Ung thư khoang miệng

Trường hợp lưỡi mọc mụn ở cùng một vị trí liên tục thì nguy cơ cao là dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Những triệu chứng cụ thể của bệnh ung thư khoang miệng bao gồm:

Lưỡi mọc mụn cùng một chỗ nhiều lần, không có dấu hiệu chấm dứt.

  • Các nốt mụn có kích thước lớn dần theo thời gian.
  • Trong miệng xuất hiện các mảng màu đen, trắng hoặc đỏ cùng với các tổn thương xơ cứng.
  • Lưỡi bị đau nhức, sưng tấy, viêm loét,... gây khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn.

Những dấu hiệu của ung thư khoang miệng

Xem thêm: Khoang miệng bình thường như thế nào? Cấu tạo và chức năng

Cách điều trị tình trạng lưỡi mọc mụn

Khi thấy lưỡi mọc mụn, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị lưỡi mọc mụn mà bạn có thể tham khảo.

Dùng thuốc

Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Đó có thể là thuốc dạng uống, bôi hoặc tiêm. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay quá lạm dụng.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị ngoại khoa

Nếu mụn thịt là dấu hiêụ của các căn bệnh xã hội như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,... thì bạn cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị ngay. Bác sĩ có thể áp dụng các công nghệ, kỹ thuật cao để chữa trị, chẳng hạn như áp lạnh, đốt điện, ALA - PTD.

Trong đó, phương pháp ALA - PTD được đánh giá là phương pháp điều trị mụn ở lưỡi nhanh chóng và hiệu quả hiện nay. Phương pháp này sẽ loại bỏ mụn ở lưỡi nhanh chóng mà không gây tổn thương đến mô mềm trong khoang miệng, tỷ lệ tái phát thấp.

Những câu hỏi thường gặp khi lưỡi mọc mụn

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng lưỡi mọc mụn?

Để ngăn ngừa lưỡi mọc mụn, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa. Ngoài ra, bạn nên hạn chế uống rượu, bia, ăn những thức ăn cay, nóng,...

Lưỡi mọc mụn nhưng không đau có sao không?

Lưỡi mọc mụn nhưng không đau có thể là nhiệt miệng hoặc là biểu hiện sớm của bệnh lý sùi mào gà. Nếu như nhiệt miệng thì sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu là sùi mào gà thì lại khá nguy hiểm. Do đó, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Lưỡi mọc mụn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị

Lưỡi mọc mụn có tự khỏi được không?

Lưỡi mọc mụn nếu không phải dấu hiệu bệnh lý thì có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, khiến bạn cảm thấy đau rát, khó chịu, khó nuốt, kèm theo những dấu hiệu bất thường, thì nên tham vấn với các bác sĩ.

Trên đây là những thông tin giải đáp lưỡi mọc mụn là dấu hiệu của bệnh gì và cách khắc phục như thế nào. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp ích cho bạn. Để ngăn ngừa bệnh lý này, bạn hãy thường xuyên thăm khám nha khoa và bệnh viện Tai Mũi Họng, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt nhất.