TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trình tự mọc răng của bé diễn ra như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 986
Trình tự mọc răng của bé là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất. Bởi vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ và giúp ba mẹ có thể chăm sóc tốt nhất cho con của mình. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng.

Mọc răng là mốc đánh dấu rất quan trọng, là giai đoạn bé chuyển từ ăn dặm thức ăn lỏng sang đặc. Thông thường, khi mọc răng bé sẽ có dấu hiệu nóng sốt, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Do đó, việc biết được trình tự mọc răng của bé sẽ giúp ba mẹ có thể chủ động hơn để chăm sóc con mình được tốt hơn.

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Khi bé mọc răng, ba mẹ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu phổ biến như:

Chảy nước dãi

Khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, dây thần kinh thứ 5 sẽ được kích thích, từ đó khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn. Tình trạng này sẽ giảm đáng kể khi mọc những chiếc răng tiếp theo và hết hẳn khi mọc răng vĩnh viễn.

Hay nhai cắn đồ vật

Mầm răng khi nhú lên khỏi nướu sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy. Vì thế trẻ có thể nhai cắn bất kỳ đồ vật nào để giảm cảm giác khó chịu. Do đó, ba mẹ nên lưu ý và chuẩn bị đồ gặm nướu cho con nhằm đảm bảo vệ sinh và giữ gìn sức khỏe cho bé.

Nổi mẩn đỏ quanh cằm và miệng

Việc chảy nước dãi thường xuyên sẽ khiến vùng da quanh miệng và cằm của bé bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại và làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ.

Trẻ mọc răng thường rất hay nhai cắn đồ vật

Sốt nhẹ

Sốt nhẹ là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở rất nhiều bé khi mọc răng. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ bị thay đổi. Ba mẹ nên theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên để có thể can thiệp xử lý kịp thời. Nếu trẻ sốt cao và kéo dài thì nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám.

Bỏ bú, bú kém

Quá trình răng nhú lên có thể gây đau nhức, khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, từ đó bú kém, thậm chí bỏ bú.

Bên cạnh đó, trẻ có thể có những biểu hiện khác như quấy khóc, thường xuyên bị giật mình, ngủ không ngon giấc,…

Trình tự mọc răng của bé như thế nào?

Cha mẹ cần nắm rõ trình tự mọc răng của bé để có những biện pháp chăm sóc cho con tốt và phù hợp nhất.

Giai đoạn hình thành mầm răng

Trên thực tế, mầm răng sữa của bé đã bắt đầu hình thành từ tuần thứ 5 của thai kỳ. Ở tuần từ 13 – 16, mầm răng sẽ ngấm vôi và kết thúc từ tuần 18 – 20.

Giai đoạn mọc răng sữa

  • 6 – 10 tháng tuổi: Đây là thời điểm bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới đầu tiên.
  • 8 – 12 tháng tuổi: Bé sẽ tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa hàm trên.
  • 9 – 13 tháng tuổi: Bé mọc tiếp 2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên. Hiện tại ở hàm trên sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng cửa.
  • 10 – 16 tháng tuổi: Trình mọc mọc răng của bé tiếp theo đó là 2 chiếc răng cửa hàm dưới.
  • 13 – 19 tháng tuổi: Khi răng cửa của bé đã mọc gần như đầy đủ thì răng hàm sẽ bắt đầu mọc. 2 chiếc răng hàm của hàm trên sẽ mọc trước, sau đó mới đến 2 chiếc răng hàm của hàm dưới.
  • 16 – 22 tháng tuổi: Vào thời điểm này, bé sẽ mọc 4 răng nanh sữa, vị trí mọc của những chiếc răng này đó chính là nằm giữa răng hàm và răng cửa bên. Thông thường, răng nanh hàm trên sẽ mọc trước rồi đến răng nanh hàm dưới.
  • 25 – 33 tháng tuổi: Bé sẽ mọc 4 răng hàm cuối cùng, 2 chiếc răng hàm ở hàm dưới và 2 chiếc răng hàm ở hàm trên. Như vậy, vào khoảng 30 tháng tuổi, 20 chiếc răng sữa của trẻ sẽ được hoàn thiện.

Biết được trình tự mọc răng của bé sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé được tốt hơn

Giai đoạn thay răng sữa

Thông thường, bé sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn khi lên 6 tuổi. Thứ tự rụng răng sữa cũng giống như trình tự mọc răng của bé. Nhóm răng nào mọc trước thì sẽ rụng trước.

Những câu hỏi thường gặp

Tại sao bé lại bị đau khi mọc răng?

Nướu răng của trẻ rất nhạy cảm, chưa từng chịu một tác động nào từ lúc sinh ra đến khi mọc răng. Do đó, khi mầm răng nhú lên khỏi nướu có thể tạo cảm giác đau nhức, khó chịu cho trẻ.

Trẻ mọc răng không đúng trình tự có ảnh hưởng gì không?

Trình tự mọc răng của bé vừa được đề cập ở trên được thống kê dựa theo số đông, không phải áp dụng với tất cả trẻ em. Do đó, nếu trình tự mọc răng của bé không theo quy chuẩn trên thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Miễn là những chiếc răng của bé vẫn mọc lên đầy đủ, không có dấu hiệu sai lệch là được.

Làm thế nào để trẻ mọc răng đúng thời điểm?

Có một số trường hợp trẻ em chậm mọc răng. Nguyên nhân thường là mẹ bị thiếu hụt canxi trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết để giúp răng của trẻ mọc đúng thời điểm và thật chắc khỏe.

Mẹ cần bổ sung canxi trong quá trình mang thai để trẻ mọc răng đúng thời điểm

Trên đây là những chia sẻ về trình tự mọc răng của bé. Hy vọng rằng qua bài viết này, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc con trong quá trình mọc răng, giúp trẻ lớn lên có được hàm răng chắc khỏe. Nếu còn thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm - Nha khoa tốt ở Sài Gòn theo số Hotline 1900 56 5678 để được hỗ trợ nhanh nhất.