TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ em thay răng mấy lần? Trình tự thay răng ở trẻ

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,973
Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Nhiều bậc phụ huynh sẽ thắc mắc trẻ em thay răng mấy lần? Mời các bạn tìm hiểu cùng Nha khoa Nhân Tâm nhé!

Khi còn trong bụng mẹ, những mầm răng sữa của bé đã bắt đầu hình thành. Chiếc răng sữa đầu tiên thường sẽ mọc lên sau khi trẻ chào đời được 6 tháng tuổi. Những chiếc răng sữa sẽ không tồn tại suốt đời mà sẽ rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn khi trẻ được 6 tuổi, đây gọi là quá trình thay răng.

Nắm được thông tin trẻ em thay răng mấy lần sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động trong việc chăm sóc răng ở trẻ, giúp trẻ có được hàm răng chắc khỏe, phòng ngừa những nguy cơ như răng mọc lệch lạc, thiếu răng bẩm sinh…

Trẻ bắt đầu thay răng sữa khi nào?

Thay răng là quá trình quan trọng trong việc phát triển thể chất ở trẻ. Thông thường, răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và khi trẻ được 6 tuổi thì những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Những chiếc răng vĩnh viễn sẽ nhú ra từ vị trí khoảng trống mà răng sữa để lại. Trình tự thay răng sữa thường diễn ra như sau:

  • 6-7 tuổi: Thay các răng sữa giữa
  • 7-8 tuổi: Thay các răng sữa cửa bên
  • 9-10 tuổi: Thay các răng hàm sữa thứ nhất
  • 10-11 tuổi: Thay các răng nanh sữa
  • 11-12 tuổi: Thay các răng hàm sữa thứ hai

Khoảng 13 tuổi, quá trình thay răng ở trẻ sẽ hoàn tất với 28 chiếc răng vĩnh viễn. Từ 17 tuổi, răng khôn sẽ bắt đầu mọc. Mỗi người có thể không mọc răng khôn hoặc mọc tối đa là 4 răng khôn hoặc ít hơn.

Sơ đồ mọc và thay răng ở trẻ

Độ tuổi và trình tự mọc và thay răng ở trẻ không hoàn toàn giống nhau. Thường những răng mọc trước thì sẽ thay trước, tuy nhiên có những trẻ sẽ thay răng hàm trước khi thay răng cửa.

Một số trẻ có thể thay răng sớm từ khi 4 tuổi, cũng có những trẻ 7-8 tuổi mới bắt đầu thay răng. Nếu trẻ thay răng quá sớm hoặc quá muộn so với độ tuổi thông thường thì ba mẹ nên cho trẻ thăm khám nha khoa để kiểm tra và loại trừ những vấn đề bất thường hoặc có giải pháp điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.

Trẻ em thay răng mấy lần?

Trẻ em thay răng mấy lần là vấn đề nhiều phụ huynh muốn biết trong giai đoạn thay răng ở trẻ. Trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ sẽ mọc răng hai lần, một lần là mọc răng sữa và lần còn lại là mọc răng hàm. Trẻ sẽ thay răng một lần duy nhất trong đời, đó là chuyển từ hệ răng sữa sang hệ răng vĩnh viễn.

Khi trẻ mọc và thay răng, ba mẹ cần lưu ý răng hàm số 6,7 và răng khôn (tức là răng số 8) khi mọc lên đã là hệ răng vĩnh viễn nên những chiếc răng này sẽ không trải qua giai đoạn thay răng. Do đó, răng của trẻ cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng để tránh những rủi ro như gãy răng hay mất răng…

Trẻ mọc răng vĩnh viễn nhưng răng sữa vẫn không thấy rụng

Những điều cần lưu ý khi trẻ thay răng

Trong giai đoạn thay răng, phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe, đều đẹp trong tương lai:

  • Không nhổ răng sữa quá sớm: Ba mẹ có thể sẽ cảm thấy hào hứng, nôn nóng khi những chiếc răng sữa ở trẻ có dấu hiệu lung lay và muốn nhổ chúng. Nhưng ba mẹ cần để cho răng sữa tự lung lay và rụng theo quy luật tự nhiên, không nên can thiệp nhổ quá sớm để tránh làm mất định hướng cho răng vĩnh viễn, khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.
  • Không nhổ răng sữa quá muộn: Có những trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc lên mà răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu lung lay hoặc rụng đi. Lúc này, cần can thiệp xử lý răng sữa để răng vĩnh viễn mọc thuận lợi, tránh để răng sữa cản trở không gian của răng vĩnh viễn làm răng vĩnh viễn mọc sai vị trí.
  • Vệ sinh răng cho bé đúng cách: Trẻ cần được vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng ngay từ khi chào đời. Giai đoạn chưa mọc răng, ba mẹ có thể dùng gạc mềm rơ lưỡi và vệ sinh nướu cho bé. Khi trẻ mọc răng, ba mẹ cần chải răng cho trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh răng đúng cách khi trẻ biết đánh răng, sử dụng bàn chải và kem đánh răng theo độ tuổi và đánh răng 2 lần/ ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khám răng định kỳ cho trẻ: Để việc chăm sóc răng trở thành thói quen tốt thì ba mẹ nên tạo thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/ lần cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ tại địa chỉ nha khoa uy tín. Việc thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp Bác sĩ theo dõi được quá trình mọc và phát triển răng miệng ở trẻ, nhờ đó Bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và điều trị nếu có vấn đề bất thường xảy ra.

Khám răng định kỳ giúp Bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời nếu răng trẻ gặp các vấn đề bất thường

  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng: Đánh răng thông thường không thể hoàn toàn tiêu diệt vi khuẩn gây hại và loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa dính trong kẽ răng, kẽ nướu. Các dụng cụ hỗ trợ như chỉ nha khoa, nước muối, dung dịch súc miệng sẽ giúp trẻ dễ dàng làm sạch răng hơn và hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
  • Thói quen ăn uống tốt cho răng: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, tránh để thiếu những thành phần cấu tạo nên răng như canxi, fluor. Hạn chế ăn vặt và các thực phẩm không tốt cho răng như thực phẩm chứa đường, thực phẩm giàu axit, thực phẩm dai, cứng, dễ bám dính…

Bài viết trên đây cung cấp chi tiết và đầy đủ những thông tin liên quan đến vấn đề “trẻ em thay răng mấy lần?” cho các bậc phụ huynh. Nếu có điều gì thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm theo thông tin bên dưới nhé!