TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ em mọc răng sữa hàm trên hay hàm dưới trước?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 10,291
Trẻ sơ sinh được khoảng 6 tháng sẽ nhú chiếc răng sữa đầu tiên, đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé. Thông thường, những chiếc răng sữa sẽ mọc theo một thứ tự nhất định. Vậy quá trình mọc răng của con trẻ diễn ra như thế nào?

TRẺ EM MỌC RĂNG TRÊN HAY RĂNG DƯỚI TRƯỚC?

  • Thông thường, những chiếc răng đầu tiên của bé mọc khi bé được 6-7 tháng. Đầu tiên sẽ là 2 chiếc răng cửa ở phía bên dưới, nó sẽ nhú dần và mọc cùng lúc trong khoảng thời gian từ 6-10 tháng.
  • Sau 2 chiếc răng cửa dưới này sẽ là 2 chiếc răng phía trên. Nó sẽ mọc khi bé được khoảng 8-12 tháng tuổi. Hai chiếc răng cửa trên như 2 chiếc răng thỏ nên trông bé nhà bạn sẽ đáng yêu và dễ thương vô cùng.
  • Khi bé ở khoảng 9-13 tháng tuổi, 2 chiếc răng bên cạnh răng cửa phía trên sẽ mọc lên và hàm trên của bé sẽ có 4 chiếc răng. Sau 2 chiếc răng bên cạnh răng cửa hàm trên sẽ là 2 chiếc răng bên cạnh răng cửa hàm dưới. 2 chiếc răng này của bé sẽ mọc khi bé nhà bạn ở khoảng 10-16 tháng.
  • Sau 16 tháng, bé sẽ có khoảng 8 chiếc răng. Tiếp theo ở tháng thứ 13-19, 2 chiếc răng hàm trên sẽ xuất hiện. 2 chiếc răng hàm đối xứng này sẽ mọc theo kiểu lùi dần về phía trong, cách 4 cái răng cửa mọc trước đó một chỗ bằng một cái răng. Và ở khoảng 14-18 tháng tuổi sẽ là 2 chiếc răng hàm tương tự nhưng ở phía dưới.
  • Sau 2 chiếc răng hàm này sẽ là 2 chiếc răng nanh mọc vào chỗ trống mà chiếc răng hàm để cách ra đó. Răng nanh sẽ mọc vào khoảng 16-22 tháng tuổi. Răng nanh sẽ được mọi người gọi với cái tên thân mật là răng chó. Răng nanh hàm dưới sẽ mọc sau đó, khi bé ở khoảng 17- 23 tháng tuổi. Vậy là bé đã có được 16 cái răng. Răng sữa thực sự đẹp hơn răng vĩnh viễn bởi nó khá nhỏ và trắng hơn răng vĩnh viễn khá nhiều.
  • Tháng thứ 23-31 bé sẽ mọc tiếp răng hàm phía dưới ở bên trong và từ tháng 25 đến 33 bé sẽ mọc nốt 2 răng hàm phía trên trong cùng.

NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY BÉ GẦN MỌC RĂNG SỮA

  • Chảy dãi: Mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi.Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ gây ra nổi mẩn.
  • Ho: Việc có quá nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.
  • Thích nhai cắn: Áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay.
  • Chán ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ muốn được dỗ dành bởi ti mẹ hay núm vú giả nhưng khi ngậm vào, chúng lại khiến cơn đau của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.

CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ ĐANG MỌC RĂNG

  • Trước khi răng của bé nhú lên, mẹ sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm bé lười ăn, khóc quấy, sút cân. Thời điểm này, mẹ nên chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn, thay bằng bột, sữa, cháo loãng để phù hợp với bé.
  • Nếu bé sốt trên 38,5 ° C bố mẹ có thể cho uống thuốc hạ sốt, nhưng theo chỉ dẫn của Bác sĩ nha khoa.
  • Nếu bé đi ngoài phân loãng, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày
  • Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường
  • Nếu phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, thì cần đưa bé đến bệnh viện
  • Sau khi ăn nên cho bé uống một ít nước tráng miệng, hoặc lấy khăn mềm lau răng, hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên, nhiều lần trong ngày cho bé
  • Bé có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Mẹ nên cho bé chơi các loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh dễ làm tổn thương lợi,rất có hại cho quá trình mọc răng của bé. Hoặc bạn nên thay thế đồ chơi hàng ngày của trẻ bằng những miếng lê, táo, hay cà rốt nhỏ
  • Không nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữa. Các bà mẹ không nên vội lo lắng con mình sẽ bị đói nếu không cho bú đêm vì trên thực tế, thời điểm các bé bắt đầu mọc răng sữa thường từ 6 – 8 tháng tuổi thì chỉ cần ăn no vào bữa tối, bé có thể ngủ yên cả đêm. Nếu nửa đêm cho bé bú hoặc uống sữa hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng và cũng không tốt cho giấc ngủ của bé.

Xem thêm: Trẻ thay răng và những điều cần lưu ý

Tuy quá trình mọc răng ở trẻ là như nhau, không bất biến, nhưng đôi khi cũng có trường hợp không tuân theo quy luật này, theo Nha khoa Nhân Tâm khi gặp trường hợp này, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.