TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ em mọc răng có biểu hiện gì? Cách chăm sóc răng cho trẻ

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.245
Một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ đó chính là mọc răng. Trong giai đoạn này, trẻ thường cảm thấy khó chịu, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và vượt qua giai đoạn này nhanh chóng, ba mẹ hay tìm hiểu trẻ em mọc răng có biểu hiện gì qua bài viết sau nhé!

Mọc răng là một trải nghiệm khác nhau đối với mỗi trẻ. Trẻ mọc răng thường sẽ cảm thấy khó chịu và có nhiều sự thay đổi về sức khỏe. Do đó, việc biết được trẻ em mọc răng có biểu hiện gì sẽ giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết và có những biện pháp chăm sóc đúng đắn, giúp trẻ thoải mái hơn trong giai đoạn này.

Trẻ em mọc răng có biểu hiện gì?

Thông thường, trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi, có những trường hợp trẻ mọc sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi, hoặc mọc muộn trên 6 tháng tuổi. Vậy trẻ em mọc răng có biểu hiện gì?

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng có thể nhận biết rõ ràng bằng mắt thường. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến mà ba mẹ cần biết:

Trẻ chảy nhiều nước dãi

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ mọc răng nhất. Bởi khi mọc răng, dây thần kinh thứ 5 sẽ bị kích thích, khiến nước bọt tiết ra nhiều. Chức năng nuốt nước bọt ở trẻ chưa hoàn thiện nên dẫn đến chảy nhiều nước dãi. Khi trẻ lớn và mọc nhiều răng hơn thì tình trạng chảy nước dãi cũng sẽ giảm dần.

Trẻ mọc răng thường chảy nhiều nước dãi

Xung quanh cằm và miệng bị nổi mẩn đỏ

Nổi mẩn xung quanh cằm và miệng cũng là dấu hiệu khá rõ ràng mà ba mẹ cần để ý. Việc nước dãi chảy nhiều cũng sẽ khiến cho những vùng da này bị nổi mẩn, ba mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng để có cách chăm sóc phù hợp.

Xem thêm: Các bước nhổ răng trẻ em không đau tại nha khoa

Nướu có dấu hiệu sưng đỏ

Trẻ em mọc răng có biểu hiện gì? Nướu sưng đỏ là biểu hiện răng của trẻ sắp mọc lên tại vị trí đó. Ngoài ra, ba mẹ có thể thấy bên dưới nướu xuất hiện một vùng xanh, đây là hiện tượng tụ máu nướu khi răng chuẩn bị mọc và là biểu hiện bình thường khi mọc răng mà ba mẹ không cần quá lo lắng.

Nướu sưng đỏ là biểu hiện răng của trẻ sắp mọc

Hay nhai, cắn đồ vật

Việc mọc răng sẽ khiến nướu răng bị ngứa. Vì thế, lúc này trẻ thường cắn, nhai mọi thứ để làm giảm cảm giác này. Để tránh làm tổn thương đến nướu, đồng thời bảo đảm vệ sinh cho trẻ, ba mẹ có thể chuẩn bị những đồ gặm nướu chuyên dụng.

Hay quấy khóc

Mọc răng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu nên rất dễ quấy khóc. Tuy nhiên, dấu hiệu này không phải lúc nào cũng đúng vì còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bé.

Khi trẻ mọc răng có thể sẽ hay quấy khóc

Sốt nhẹ

Trẻ em mọc răng có biểu hiện gì không thể không nhắc đến tình trạng sốt nhẹ. Ba mẹ nên theo dõi thân nhiệt của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi trẻ bị sốt nhẹ, ba mẹ có thể chườm ấm cho bé tại các vị trí như trán, nách, bẹn. Ngoài ra, hãy thay quần áo thoáng mát và cho trẻ bú nhiều hơn. Nếu sốt cao, cần chú ý hạ sốt theo đúng chỉ định và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra chính xác tình trạng của trẻ.

Bé bỏ bú, biếng ăn

Quá trình mọc răng sẽ khiến nướu bị đau nhức, khó chịu. Vì thế, trong giai đoạn mọc răng, trẻ có thể bú kém hơn bình thường, hoặc thậm chí bỏ bú. Còn đối với trẻ ăn dặm thì có thể ăn ít, chán ăn.

Bé chán ăn khi mọc răng

Bé khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm

Với một số bé, quá trình mọc răng diễn ra khá nhẹ nhàng. Nhưng cũng có những bé lại đau nhức, khó chịu. Nhiều bé còn nhỏ, chưa biết cách biểu lộ sự khó chịu nên bé có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ban đêm.

Bí quyết chăm sóc khi trẻ mọc răng

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề trẻ em mọc răng có biểu hiện gì thì ba mẹ cũng cần tìm cách để xoa dịu những cơn đau, khó chịu của trẻ, giúp trẻ thoải mái hơn trong quá trình mọc răng. Dưới đây là những bí quyết chăm sóc khi trẻ mọc răng mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Tạo cho trẻ hứng thú trong bữa ăn. Ba mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, nấu đồ ăn nhừ, trang trí đồ ăn bắt mắt, đặc biệt không ép trẻ ăn.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giúp trẻ giảm cảm giác đau nhức khi mọc răng bằng cách bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như trái cây, nước ép trái cây,…

Tăng cường trái cây cho trẻ trong giai đoạn mọc răng

  • Trẻ dưới 6 tháng mọc răng thì ba mẹ có thể tăng lượng sữa lên, nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì ba mẹ có thể cho bé uống thêm nước ngoài bú.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lau sạch sẽ hoặc đeo yếm khi trẻ bị chảy nước dãi nhiều. Ba mẹ có thể dùng gạc sạch và nhúng vào nước ấm hoặc nước muối để vệ sinh răng cho trẻ. Nếu trẻ đã mọc nhiều răng thì ba mẹ nên vệ sinh răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Khi bé bị ngứa lợi, không nên cho trẻ gặm cắn những món đồ chơi cứng, có góc cạnh để tránh làm tổn thương nướu. Thay vào đó, hãy thay bằng các món đồ chơi bằng chất liệu cao su dành riêng cho bé.

Hãy mua cho trẻ những đồ chơi có thể gặm bằng chất liệu tốt, mềm

  • Khi trẻ bị sốt nhẹ, ba mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà, dùng khăn ấm để lau vùng cổ, hố nách và vùng bẹn để giúp trẻ nhanh chóng hạ nhiệt, mặc đồ thoáng mát. Nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ, ba mẹ có thể hạ sốt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sốt cao không hạ thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về trẻ em mọc răng có biểu hiện gì. Hiểu rõ được vấn đề này, ba mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn trong giai đoạn mọc răng của trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, ba mẹ có thể liên hệ tới nha khoa theo Hotline 1900 56 5678, các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.