TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách điều trị và phòng ngừa sưng nướu răng ở trẻ em

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 7.681
Trẻ bị sưng nướu răng là hiện tượng khá phổ biến, cho thấy tình trạng nhiễm trùng của các mô mềm quanh răng. Vậy tình trạng này do nguyên nhân nào gây nên? Cần làm gì để khắc phục và phòng ngừa? Đọc ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Nhân Tâm để có được lời giải đáp cho những băn khoăn này nhé.

Trẻ bị sưng nướu răng là hiện tượng khá phổ biến, chủ yếu xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn không khoa học, tác dụng không mong muốn của thuốc, thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng,… Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ, tránh trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, gây ra biến chứng rồi mới đi khám.

Trẻ bị sưng nướu răng và nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Trẻ bị sưng nướu răng là hiện tượng khá phổ biến, cho thấy tình trạng nhiễm trùng của các mô mềm quanh răng. Viêm nướu răng có thể xuất hiện tại viền nướu, gai nướu răng hoặc một nhóm răng trên 1 hoặc 2 hàm.

Bệnh sẽ tiến triển qua nhiều giai đoạn, ban đầu nướu sẽ mềm bở và sưng đau. Sau đó chuyển dần từ hồng nhạt sang đỏ đậm, tím xám. Cùng với đó, bề mặt nướu trơn láng hơn và dễ bị chảy máu.

Cha mẹ cần chú ý hơn đến trẻ nhỏ để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Điều này sẽ giúp việc chữa trị dễ dàng, nhanh chóng hơn, đảm bảo sự phát triển bình thường của răng và xương hàm trẻ nhỏ.

Trẻ bị sưng nướu răng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sưng nướu răng ở trẻ em chính là vệ sinh răng miệng kém, thức ăn và mảng bám không được loại bỏ, tồn đọng trong kẽ răng, khe nướu dẫn đến hiện tượng sưng tấy, đau nhức dai dẳng.

Tiếp theo là chế độ ăn, thường xuyên ăn vặt, ăn bánh ngọt, kẹo ngọt, uống nước có gas, ăn uống vào buổi tối trước khi đi ngủ nhưng không đánh răng,… sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến cả răng và nướu.

Những thương tổn do thường xuyên nhai cắn đồ vật, xỉa răng bằng tăm, chải răng quá mạnh,… cũng sẽ làm trẻ bị sưng nướu răng.

Ngoài ra, tình trạng sưng tấy nướu còn có thể xảy ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng,…

Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gây sưng nướu răng ở trẻ em

Cách điều trị khi trẻ bị sưng nướu răng

Cần chữa trị thế nào khi trẻ bị sưng nướu răng là nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Nướu và răng trẻ nhỏ rất dễ gặp thương tổn, một khi đã bị thương tổn thì rất khó hồi phục, nhất là khi nướu không còn săn chắc, ôm sát chân răng như trước.

Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ, tránh trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, gây ra biến chứng rồi mới đi khám. Lúc này, việc điều trị và phục hồi sẽ trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn, nguy cơ mất răng cũng cao hơn rất nhiều.

Tại nha khoa, bác sĩ sẽ khám răng tổng quát, xác định tình trạng răng, mức độ tổn thương và các biến chứng nếu có. Từ đó, đưa ra kế hoạch phù hợp nhất với từng trẻ.

Kỹ thuật cạo vôi răng sẽ được áp dụng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn - tác nhân gây viêm nhiễm.

Cạo vôi răng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây viêm nhiễm

Tuỳ vào tình trạng thực tế, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại chỗ bằng nước súc miệng diệt khuẩn hoặc phối hợp thêm với thuốc kháng sinh đường uống, vitamin C, vitamin PP.

Nếu trẻ đã mọc răng vĩnh viễn và vùng nướu sưng viêm bị hư hại nghiêm trọng không thể phục hồi thì cần tiến hành ghép nướu. Đây là kỹ thuật lấy mô nướu khoẻ mạnh bình thường đắp lên vị trí nướu bị hư hỏng.

Sau một thời gian, mô nướu mới cấy ghép sẽ bám chắc vào răng, giúp răng đứng vững trên cung hàm, tránh tình trạng ê buốt, lung lay, gãy rụng răng. Đồng thời, vẻ đẹp thẩm mỹ cũng được cải thiện, giúp khách hàng lấy lại sự tự tin cùng nụ cười tươi rạng rỡ.

Cách phòng ngừa sưng nướu răng ở trẻ em

Duy trì răng miệng sạch sẽ là việc đầu tiên cần làm để phòng tránh sưng viêm lợi. Theo đó, bạn cần hướng dẫn bé chải răng đúng cách và thường xuyên.

Hướng dẫn bé chải răng đúng cách và thường xuyên để phòng ngừa sưng nướu

Hãy lựa chọn loại bàn chải có đầu lông mềm, dạy bé chải răng theo chuyển động lên xuống hoặc xoay tròn để nâng cao hiệu quả làm sạch và không gây tổn hại đến răng nướu.

Hướng dẫn trẻ cách dùng chỉ nha khoa và súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt, ăn thực phẩm nhiều đường. Nếu trẻ uống sữa vào ban đêm, hãy cho trẻ uống nước lọc hoặc súc miệng sau đó.

Chế độ ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho bé, cân bằng các chất dinh dưỡng một cách khoa học.

Cũng đừng quên đưa con đi khám răng định kỳ tại nha khoa gần đây mỗi 6 tháng để kiểm tra sức khoẻ răng miệng và cạo vôi răng.

Trẻ bị sưng nướu răng là vấn đề không nên xem nhẹ, tốt nhất bạn hãy đưa trẻ đến Nha khoa Nhân Tâm - Phòng khám nha khoa chất lượng, uy tín lâu năm tại TPHCM để được trực tiếp các chuyên gia đầu ngành thăm khám và tư vấn miễn phí.