TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trám răng là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.875
Trám răng là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa, giúp khắc phục tình trạng răng sâu, thưa, mẻ,… Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ trám răng là gì? Quy trình thực hiện có phức tạp hay không? Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét về kỹ thuật này, cùng theo dõi nhé!

Trám răng là gì? Trám răng là phương pháp sử dụng các vật liệu trám như: composite, Amalgam, sứ,… để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sứt, mẻ. Trám răng sẽ giúp khôi phục lại hình dáng của răng, làm tăng tính thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn.

Trám răng là gì?

Trám răng là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi đây là kỹ thuật phổ biến thường được áp dụng trong nha khoa. Trám răng là phương pháp giúp khôi phục lại hình dáng của răng bị sứt, mẻ, gãy, vỡ,… Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để bù đắp vào phần răng bị hư, thiếu và tiến hành tạo dáng răng như răng thật.

Kỹ thuật trám răng

Phương pháp trám răng thường được áp dụng trong các trường hợp như:

  • Răng sâu.
  • Răng bị sứt, mẻ.
  • Răng thưa, hở kẽ không quá lớn.
  • Trám răng thay thế chỗ trám răng cũ.

Các vật liệu trám răng phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng khác nhau. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt. Tùy vào tình trạng răng cũng như điều kiện của mỗi người mà có thể lựa chọn vật liệu trám phù hợp.

Trám răng bằng Amalgam

Vật liệu Amalgam đã xuất hiện từ lâu. Amalgam bao gồm các thành phần như bạc, đồng, kẽm, thiếc và thủy ngân. Ưu điểm của vật liệu trám này đó là chịu được lực nhai tốt, độ bền cao, giá thành rẻ hơn so với các vật liệu khác. Tuy nhiên nhược điểm là không có tính thẩm mỹ cao do Amalgam có màu sắc khác với màu răng thật.

Trám răng bằng Amalgam

Trám răng bằng Composite

Composite là loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các nha khoa uy tín. Loại vật liệu này có ưu điểm đó là thẩm mỹ cao, màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, do đó có thể sử dụng để trám răng cửa. Nhược điểm của Composite đó là không bền chắc như Amalgam, nếu sử dụng cho những răng bị sứt mẻ lớn thì không đạt kết quả cao.

Trám răng Inlay/Onlay

Đây phương pháp trám răng hiện đại sử dụng chất liệu sứ, thích hợp với những trường hợp răng bị sứt mẻ lớn, cần áp dụng kỹ thuật trám răng hiện đại hơn. Vật liệu này có màu sắc giống như màu răng tự nhiên, thời gian sử dụng lâu dài, khả năng chống bám bẩn và ăn mòn cao. Vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên giá thành sẽ cao hơn so với Amalgam và Composite.

Trám răng Inlay - Onlay

Trám răng bằng vàng

Trám răng bằng vàng có khả năng chịu lực nhai lớn, độ bền cao, ít bị mài mòn hơn so với các loại vật liệu khác. Tuy nhiên nhược điểm đó là chi phí sẽ đắt hơn vật liệu khác.

Quy trình trám răng tại Nha Khoa Nhân Tâm

Mặc dù là phương pháp nha khoa đơn giản nhưng trám răng vẫn cần được thực hiện theo quy trình chuẩn. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả, an toàn, ngăn ngừa những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Dưới đây là quy trình trám răng tại Nha Khoa Nhân Tâm mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng. Sau đó tiến hành chụp phim X-quang nhằm kiểm tra vùng răng cần trám. Từ đó tư vấn cụ thể cho bạn phương pháp thực hiện, vật liệu trám được sử dụng, chi phí cần phải chi trả.,…

Thăm khám và tư vấn tại Nha khoa Nhân Tâm

Bước 2: Vệ sinh vùng răng cần trám

Bác sĩ sẽ vệ sinh vùng răng cần trám để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Đối với những trường hợp răng sâu thì cần làm sạch vết sâu bằng dụng cụ chuyên dụng.

Bước 3: Gây tê

Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ tại vị trí cần trám răng. Điều này sẽ giúp khách hàng không cảm thấy đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 4: Trám răng

Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám phù hợp để cho lên phần răng cần trám. Lúc đầu, vật liệu trám sẽ ở dạng lỏng, sau đó bác sĩ sẽ chiều đèn Laser giúp vật liệu trám đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ trám răng uy tín

Bước 5: Chỉnh sửa lại vết trám

Bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại vết trám, loại bỏ phần vật liệu trám bị dư thừa. Răng trám sẽ trở nên nhẵn bóng, tự nhiên, không gây cộm vướng hay khó chịu khi sử dụng.

Quy trình trám răng thông thường chỉ mất khoảng 20 – 30 phút, khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy theo tình trạng răng của từng khách hàng cũng như vật liệu trám sử dụng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trám răng là gì. Để thực hiện trám răng hiệu quả và an toàn, điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.