Trám răng là một giải pháp hiệu quả để khắc phục các vết nứt, sứt mẻ và lỗ sâu trên răng. Trám răng dùng được bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: vật liệu trám răng, tình trạng răng miệng, kỹ thuật của bác sĩ, cách chăm sóc tại nhà,... Thông thường, thời gian sử dụng của miếng trám răng thường kéo dài từ 5 đến 15 năm. Tuy nhiên, để đảm bảo răng luôn khỏe mạnh, bạn cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ.
Trám răng dùng được bao lâu?
Trám răng dùng được bao lâu có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố, bao gồm: loại vật liệu trám, vị trí trám, tay nghề của bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Loại vật liệu trám
Đây là yếu tố hàng đầu quyết định trám răng dùng được bao lâu. Hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng được sử dụng. Mỗi loại vật liệu sẽ có những đặc điểm khác nhau và độ bền cũng vậy.
Thông thường, vật liệu trám amalgam hay kim loại quý sẽ có độ cứng chắc khá cao, độ chịu lực tốt, độ bền có thể duy trì đến 10 năm, thậm chí lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. Mặc dù vậy, những loại vật liệu này có thẩm mỹ không cao nên ít được lựa chọn.
Trong khi đó, vật liệu trám răng composite rất được ưa chuộng nhờ những ưu điểm về thẩm mỹ với màu sắc tương tự như răng thật, độ cứng chắc và độ chịu lực, chống ăn mòn khá tốt. Độ bền của miếng trám composite có thể duy trì từ 5 - 7 năm.
Trám răng dùng được bao lâu tùy vào vật liệu trám
Vị trí trám răng
Vị trí trám răng cũng có ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám. Nếu thực hiện trám tại những vị trí răng cần phải chịu lực ăn nhai lớn thì thường dễ bị tác động dẫn đến bong, sút hơn những vị trí ít chịu lực nhai, cắn.
Tay nghề của bác sĩ
Trong bất kỳ thủ thuật nha khoa nào, kỹ thuật thực hiện là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi và duy trì độ bền lâu dài. Vì thế, trám răng dùng được bao lâu cũng chịu ảnh hưởng bởi tay nghề của bác sĩ. Việc trám răng cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa giỏi, giàu kinh nghiệm với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Có như vậy mới đảm bảo kết quả chính xác với tuổi thọ cao.
Cách chăm sóc răng tại nhà
Một yếu tố quan trọng khác quyết định trám răng dùng được bao lâu đó chính là cách chăm sóc tại nhà sau khi trám răng. Nếu bạn có cách chăm sóc răng miệng tốt với một chế độ vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt khoa học thì chắc chắn miếng trám có thể duy trì rất lâu dài.
Cách chăm sóc răng tại nhà cũng ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám
Khi nào cần thay miếng trám răng?
Dấu hiệu cần thay miếng trám răng thường xuất hiện khi miếng trám đã trải qua một thời gian sử dụng lâu dài và không còn đảm bảo hiệu quả bảo vệ răng. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Thay đổi màu sắc: Nếu miếng trám bắt đầu thay đổi màu sắc, chuyển sang màu xám, nâu hoặc đen, có thể đó là dấu hiệu của sự mài mòn hoặc hỏng hóc.
- Miếng trám bị bong, vỡ: Nếu bạn thấy một phần của miếng trám bị vỡ hoặc bong ra, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây ra sự mất hiệu quả của miếng trám.
- Đau nhức và nhạy cảm: Nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc nhạy cảm khi ăn uống hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, ngọt, chua, có thể miếng trám của bạn đã bị hỏng hoặc mài mòn.
- Cộm vướng: Nếu bạn cảm thấy cộm vướng, khó chịu khi ăn nhai tại vị trí trám răng thì có thể miếng trám đã bị thay đổi hình dạng hoặc vị trí, cần thay miếng trám mới.
Răng trám gây đau nhức thì nên thay mới
Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, bạn nên ngay lập tức thăm khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn và kiểm tra răng. Việc thay miếng trám răng kịp thời có thể ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn về răng và nướu trong tương lai.
Cách duy trì độ bền của miếng trám
Để không phải băn khoăn đến vấn đề trám răng dùng được bao lâu, bạn có thể duy trì độ bền của miếng trám theo các cách sau:
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng toàn diện. Lưu ý chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, chải theo chuyển động tròn hoặc theo chiều dọc để không gây tác động lên miếng trám và men răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng là điều quan trọng để duy trì độ bền của miếng trám cũng như sức khỏe răng miệng. Theo đó, bạn nên hạn chế đường và thức ăn chua, uống đủ nước và ăn nhiều rau củ, thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giữ cho men răng và xương răng chắc khỏe.
- Hạn chế thức ăn và thức uống có khả năng gây hại: Tránh ăn những thức ăn cứng và đồ uống có chứa đường và acid cao, như đồ ngọt, nước có ga. Những loại thức ăn này có thể làm hỏng miếng trám và gây mòn men răng.
- Tránh hút thuốc lá, thói quen xấu: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn có thể tác động tiêu cực đến miếng trám và sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh các thói quen xấu như dùng răng để mở nắp chai, cắn móng tay,... để tránh làm bong sút miếng trám.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Hãy thường xuyên thăm khám nha khoa, thực hiện cạo vôi răng định kỳ để đảm bảo răng và miếng trám luôn trong tình trạng tốt.
Thăm khám nha khoa định kỳ để đảm bảo độ bền của miếng trám
Như vậy, bài viết trên vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc trám răng dùng được bao lâu, khi nào nên trám lại và cách chăm sóc để miếng trám được bền lâu. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm, các chuyên gia sẽ hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí cho bạn.