TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trám răng bị nhức – Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 876
Trám răng là phương pháp nha khoa để điều trị các bệnh lý như sâu răng, mẻ răng, mòn răng… Nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức khi trám răng. Vậy trám răng bị nhức do đâu và cách xử lý như thế nào? Mời các bạn đọc thông tin trong bài viết sau đây.

Trám răng bị nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi trám răng. Trám răng bị nhức có nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là do thực hiện sai kỹ thuật tại địa chỉ kém uy tín. Để phòng tránh tình trạng này, bạn cần lưu ý chọn địa chỉ chất lượng để thăm khám và điều trị, tuân thủ chỉ định của Bác sĩ về chăm sóc răng miệng sau khi trám nhé!

Nguyên nhân khiến trám răng bị nhức

Trám răng bị nhức gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như hoạt động ăn uống của bệnh nhân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách xử lý và phòng tránh hiệu quả nhé.

1. Trám răng bị nhức do sai kỹ thuật

Trường hợp này là rủi ro do bệnh nhân thực hiện ở địa chỉ kém uy tín, Bác sĩ không đủ chuyên môn và kinh nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh nhân, thực hiện sai kỹ thuật khiến miếng trám răng không khít sát với mô răng thật hoặc chưa điều trị tủy triệt để trước khi trám răng sâu vào tủy… dẫn đến cảm giác ê buốt, đau nhức sau khi trám răng.

Chữa tủy chưa triệt để trước khi trám răng sẽ gây ra tình trạng trám răng bị nhức

2. Kích ứng do vật liệu trám

Chất liệu trám ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Do đó, nếu vật liệu trám răng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thì sẽ tăng nguy cơ kích ứng khi bệnh nhân sử dụng, biểu hiện là đau nhức, viêm nhiễm.

3. Chăm sóc răng sai cách

Sau khi trám răng, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh và cách chăm sóc đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vẫn có những bệnh nhân lơ là trong việc chăm sóc răng như ăn nhiều thực phẩm có hại cho răng, dùng răng để nhai cắn các vật dụng cứng… khiến vật liệu trám bị bong, vỡ… Từ đó vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh lý khiến răng bị đau nhức.

Chăm sóc răng miệng sai cách trám răng bị đau sau khi trám

Trám răng bị nhức có nguy hiểm hay không?

Trám răng bị nhức sẽ khiến nhiều bệnh nhân lo lắng khi trám răng. Trên thực tế, trám răng bị nhức có nguy hiểm hay không tùy theo từng trường hợp cụ thể:

  • Trường hợp bị nhức trong khi trám răng: Nếu răng bị sâu mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến tủy răng, thì trong quá trình loại bỏ mô răng bị sâu và điều trị tủy, bạn có thể có cảm giác nhức hoặc nhói ở răng. Bạn không cần quá lo lắng, cảm giác đau nhức ở trường hợp này không liên tục và sẽ nhanh qua, sau khi kết thúc điều trị thì bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức nữa.
  • Trường hợp trám răng xong bị nhức: Sau khi trám răng xong, thuốc tê hết tác dụng thì cảm giác hơi ê nhức nhẹ cũng là một biểu hiện thường gặp. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần và hết sau 2-3 ngày, khi đã quen với vật liệu trám thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức nữa.
  • Trám răng bị nhức kéo dài: Nếu tình trạng đau nhức kéo dài và ngày càng nặng hơn thì bạn cần thăm khám ngay vì có thể răng bạn đã bị tổn thương do sai kỹ thuật trám.
  • Trám răng lâu ngày bị nhức: Trường hợp này bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể miếng trám đã bị giảm chất lượng, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ra biến chứng như sâu răng vào tủy, viêm tủy răng,…

Trám răng bị nhức kéo dài, không thuyên giảm là dấu hiệu nguy hiểm

Cách xử lý trám răng bị nhức

Trong trường hợp trám răng bị nhức, bạn cần theo dõi thật kỹ, nếu chỉ bị nhức 2-3 ngày đầu sau khi trám và chỉ ê nhức nhẹ thì có thể là do răng chưa thích ứng với vật liệu trám. Nếu cảm giác đau nhức dữ dội, kéo dài, không thuyên giảm thì bạn cần đến nha khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay lập tức, tránh những biến chứng về sau.

Bên cạnh đó, để phòng tránh những rủi ro khi trám răng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thăm khám và thực hiện trám răng tại địa chỉ nha khoa uy tín.
  • Sau khi trám răng, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm, chải răng đúng cách 2 lần/ ngày.
  • Những ngày đầu sau trám răng, bạn nên ăn thức ăn mềm để giúp miếng trám ổn định.
  • Không nên nhai, cắn quá mạnh tại vị trí răng đã trám.
  • Hạn chế các thực phẩm gây hại cho răng như bánh kẹo, nước ngọt có ga, thực phẩm giàu tính axit…
  • Thăm khám nha khoa và thực hiện cạo vôi răng 6 tháng/ lần để loại bỏ mảng bám vôi răng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng.

Cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện trám răng

Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý khi không may gặp phải tình trạng trám răng bị nhức. Nếu có vấn đề về sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ về nụ cười, bạn hãy liên hệ Hotline 1900 56 5678 để được các chuyên gia răng – hàm - mặt hàng đầu tại TP.HCM tư vấn miễn phí nhé!