TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trám răng bị ê buốt – Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 655
Trám răng là phương pháp nha khoa đơn giản và phổ biến trong điều trị và phục hình răng bị sâu, răng bị mẻ - vỡ, răng bị mòn… Nhiều trường hợp sau trám răng bị ê buốt khiến Khách hàng lo lắng. Hãy cùng Nhân Tâm đi tìm nguyên nhân và cách điều trị tình trạng ê buốt sau trám răng nhé!

Đối với tình trạng trám răng bị ê buốt, đầu tiên chúng ta cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để Bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán đúng nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị chính xác.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi trám như quy trình sai kỹ thuật, không chữa tủy triệt để trước khi trám, bệnh nhân có cơ địa răng nhạy cảm… Để đề phòng ê buốt sau trám răng, cần thực hiện trám răng bởi Bác sĩ có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm, dưới sự hỗ trợ của các thiết bị - công nghệ hiện đại, đảm bảo vô trùng tuyệt đối trong suốt quá trình trám răng.

Nguyên nhân trám răng bị ê buốt răng

Không điều trị triệt để bệnh lý răng miệng trước khi trám răng

Trước khi tiến hành trám răng, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng.

Trong trường hợp trám răng để điều trị các bệnh lý như sâu răng, mòn răng, chấn thương răng…, việc xác định sai mức độ bệnh lý răng miệng có thể để lại những rủi ro như không nạo sạch phần sâu răng, không chữa tủy triệt để… khiến vi khuẩn tiếp tục tấn công răng miệng dù đã thực hiện trám răng. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng, gây kích ứng lên đầu tủy và tạo cảm giác ê buốt răng, nhất là khi trám răng hàm.

Chữa tủy chưa triệt để trước khi trám sẽ gây ê buốt răng

Quy trình trám răng sai kỹ thuật

Bác sĩ tay nghề kém, thực hiện sai kỹ thuật khiến miếng trám bị hở khi ăn nhai làm thức ăn rơi vào cũng có thể khiến trám răng bị ê buốt. Bên cạnh đó, nếu quá trình trám răng không đảm bảo yếu tố vô trùng, có khả năng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn răng, khiến răng bị viêm nhiễm, ê nhức.

Không lấy sạch tủy răng bị viêm

Tủy răng bị viêm cần được lấy sạch trước khi tiến hành các phục hình như trám, bọc sứ. Nếu Bác sĩ điều trị nội nha thực hiện chữa tủy không triệt để trước khi trám, phần tủy bị viêm còn sót lại sẽ gây hoại tử và dẫn đến đau nhức. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm mô tế bào, áp-xe răng, mất răng, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Cần thực hiện thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá đình tình trạng răng miệng và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả

Áp lực nén ép vật liệu vào xoang trám

Trong quá trình chiếu đèn làm đông vật liệu trám, có thể xuất hiện khoảng trống giữa răng và vật liệu trám. Trong quá trình ăn nhai, áp suất lực nhai khiến dịch ngà răng dịch chuyển để lấp đầy khoảng trống này và tạo cảm giác ê buốt răng.

Kích ứng với vật liệu trám răng

Cơ địa của một số bệnh nhân không phù hợp với vật liệu trám dẫn tới bị kích ứng và ê buốt, đau nhức răng sau khi trám răng.

Kích ứng với vật liệu trám cũng có thể gây ê buốt răng sau khi trám

Do chế độ chăm sóc răng miệng

Sau khi trám răng, Bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc, chế độ ăn uống phù hợp. Bệnh nhân cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bác sĩ, vì nếu thực hiện sai cách như ăn uống trước thời gian quy định, sử dụng thực phẩm nóng/ lạnh… cũng có thể gây kích thích và ê buốt răng.

Cách điều trị tình trạng trám răng bị ê buốt

Nếu bạn gặp tình trạng trám răng bị ê buốt, trước tiên bạn cần tìm một phòng khám nha khoa uy tín để xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân thăm khám, kiểm tra tình trạng ê buốt sau trám răng. Từ đó xác định nguyên nhân răng bị ê buốt và lên phác đồ điều trị:

Nếu ê buốt răng do chưa chữa trị triệt để các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy… thì Bác sĩ sẽ cần tháo miếng trám ra để điều trị các bệnh lý răng miệng trước, làm sạch phần răng bị sâu, phần tủy bị viêm… Sau đó trám lại răng bằng vật liệu trám răng thẩm mỹ, ngăn vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương răng và cấu trúc xung quanh răng.

Trường hợp ê buốt răng sau khi trám do thực hiện sai kỹ thuật, Bác sĩ sẽ tháo miếng trám cũ và dùng miếng trám mới đảm bảo không gây kích ứng cho Khách hàng để thay thế miếng trám cũ. Miếng trám mới sẽ là lá chắn bảo vệ răng thật của bạn.

Cách phòng tránh tình trạng trám răng bị ê buốt

Khách hàng hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng trám răng bị ê buốt bằng cách thực hiện những lưu ý sau đây:

  • Thực hiện trám răng tại trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín.
  • Lựa chọn Bác sĩ trám răng có bằng cấp chuyên môn và bề dày kinh nghiệm
  • Chăm sóc răng sau khi trám theo hướng dẫn của Bác sĩ
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng hằng ngày để hạn chế các bệnh lý răng miệng

Nha khoa Nhân Tâm - Lấy chữ “Tâm” làm đầu

nha khoa Tp.HCM được nhiều Khách hàng tin tưởng lựa chọn, Nha khoa Nhân Tâm quy tụ đội ngũ Bác sĩ chuyên sâu với tay nghề cao, hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị nha khoa. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trám răng thẩm mỹ chất lượng cao, vật liệu trám an toàn không kích ứng, đảm bảo quy trình điều trị chuẩn quốc tế dưới sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị - công nghệ hiện đại nhất.

Chúng tôi cam kết giúp bạn xua tan nỗi lo “trám răng bị ê buốt”, giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng và nâng cao thẩm mỹ cho nụ cười. Đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1900 56 5678 để được tư vẫn miễn phí 24/7 nhé!