Lấy cao răng có tác dụng làm sạch những mảng bám cứng đầu và vi khuẩn trên răng để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Có rất nhiều người đặt câu hỏi là lấy cao răng có ảnh hưởng xấu không và tác hại của việc lấy cao răng. Mời các bạn đọc hết nội dung được giải đáp trong bài viết ngay dưới đây nhé!
Cao răng (vôi răng) là gì?
Cao răng là những mảng bám rất cứng nằm trên bề mặt răng, thậm chí sâu bên dưới nướu. Chúng được hình thành do các mảng bám, vụn thức ăn tích tụ, vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ nằm trong nước bọt. Thêm vào đó, cao răng thường có màu vàng nhạt.
Cao răng nếu không được loại bỏ sớm, phần nướu ở vị trí cao răng bám vào sẽ bị viêm, tiết ra dịch và máu. Sau đó máu sẽ ngấm vào cao răng tạo thành màu nâu đỏ rất mất thẩm mỹ.
Vôi răng không thể làm sạch bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường. Bạn phải đến gặp bác sĩ để được làm sạch bằng kỹ thuật nha khoa và máy móc chuyên dụng.
Cao răng (vôi răng)
Lấy cao răng mang lại lợi ích như thế nào?
Có rất nhiều lợi ích từ việc lấy cao răng, sau đây là một vài lợi ích tiêu biểu:
- Giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến răng miệng
Trước khi lấy cao răng, bác sĩ có thể chỉ định bạn đi chụp X-quang hoặc đánh giá bằng mắt thường tình trạng răng miệng hiện tại. Lấy cao răng là cách tốt nhất để các bạn phát hiện các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,...
- Tránh bị sâu răng và bệnh về nướu
Quá trình lấy cao răng cũng có thể loại bỏ vi khuẩn nằm trong các mảng bám. Vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng, đây cũng là cách hữu hiệu để phòng ngừa sâu răng. Ngoài ra, việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng,...
- Không bị hôi miệng
Hôi miệng xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có cả mảng bám. Mảng bám là nơi chứa một lượng lớn vi khuẩn gây mùi. Khi cao răng được làm sạch, vi khuẩn có mùi sẽ được loại bỏ ngay lập tức.
Tác hại của việc lấy cao răng sai cách
Trên thực tế, lấy cao răng luôn được khuyến khích thực hiện vì phương pháp này mang lại nhiều lợi ích ích cho sức khỏe răng miệng. Hiện tại kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các phòng khám nha khoa tại Việt Nam. Có không ít khách hàng vẫn còn chủ quan trong việc lựa chọn phòng khám, chẳng may gặp phải nha khoa kém chất lượng thì có thể gây ra nhiều tác hại của việc lấy cao răng sai cách.
Nhiễm trùng nướu
Yếu tố vô trùng và vô khuẩn trong nha khoa là điều vô cùng quan trọng. Cho dù là kỹ thuật cơ bản nhưng nếu muốn cạo cao răng tốt, không gặp rủi ro thì vẫn phải đảm bảo các yếu tố này.
Mỗi khách hàng phải được sử dụng một bộ dụng cụ riêng đã được khử khuẩn sạch sẽ. Nếu dùng chung dụng cụ có thể dẫn tới tình trạng lây nhiễm chéo về bệnh lý, dụng cụ không sạch sẽ sẽ gây nhiễm trùng nướu.
Tác hại của việc lấy cao răng sai cách
Tổn thương đến mô mềm
Cao răng sẽ xuất hiện ở bề mặt của răng và nằm sâu ở dưới nướu, việc lấy cao răng không cẩn thận sẽ dễ làm tổn thương đến nướu răng. Dù tình trạng này không được tính là quá nghiêm trọng nhưng cũng sẽ khiến nhiều người thấy e ngại và lo lắng về tác hại của việc lấy cao răng.
Lấy cao răng làm mòn men răng
Một trong những băn khoăn của nhiều người khi điều trị cao răng là lấy cao răng có làm mòn men răng không? Bởi vì lớp cao răng bám cứng và bám chặt trên bề mặt của răng nên việc di chuyển máy cạo vôi răng sai vị trí với tần số rung quá cao có thể làm tổn thương đến men răng.
Biện pháp phòng ngừa cao răng đơn giản nhất
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày là cách đơn giản giúp hạn chế sự hình thành cao răng. Theo đó, bạn cần lưu ý đến những điều sau:
- Duy trì thói quen chải răng 2 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy.
- Dùng bàn chải lông mềm và loại kem đánh răng có chứa nồng độ fluor thích hợp giúp răng khỏe mạnh
- Thao tác chải răng nhẹ nhàng, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không chải mạnh tay theo chiều ngang có thể làm tụt nướu, mòn cổ chân răng.
- Chải răng thông thường chỉ làm sạch được 40% bề mặt răng, bạn cần dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, vụn thức ăn trong kẽ răng và dưới nướu.
- Không được dùng tăm tre nhọn để xỉa răng, sẽ làm tổn thương nướu và chảy máu chân răng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch và ngăn ngừa hôi miệng.
- Ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn nhanh, nhiều đường và tinh bột. Nên bổ sung thực phẩm tốt cho răng miệng như rau củ quả giòn, thịt, trứng, cá và sữa,…
- Mỗi ngày cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước để hạn chế tình trạng khô miệng và rửa trôi vụn thức ăn sau bữa ăn.
- Không hút thuốc lá, chúng sẽ khiến vôi răng hình thành nhanh hơn và tiến triển nặng hơn.
- Nên cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa giúp răng miệng sạch sẽ và kiểm soát tốt bệnh lý răng miệng.
Biện pháp phòng ngừa cao răng đơn giản nhất
Tác hại của việc lấy cao răng sai cách đối với sức khỏe răng miệng là một vấn đề cần phải quan tâm. Việc làm sạch cao răng định kỳ là điều mà mọi người nên thực hiện 6 tháng/lần. Nếu các bạn còn thắc mắc thì vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp Nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn ngay!