TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Sơ đồ răng trẻ em: Thời điểm mọc và thay răng ở trẻ

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 8.191
Bậc làm cha, làm mẹ ai cũng mong muốn con mình sinh ra đạt được các mốc phát triển cần thiết, trong đó vấn đề mọc răng và thay răng được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Cùng theo dõi bài viết về sơ đồ răng trẻ em để nắm được thời điểm mọc và thay răng ở trẻ phụ huynh nhé.

Sơ đồ răng trẻ em cung cấp cho các phụ huynh thời gian biểu về trình tự mọc và thay răng ở trẻ.

Bé thường mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi và từ khoảng 6 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, thời gian chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trẻ.

Phụ huynh nên cân nhắc việc trao đổi với Nha sĩ nếu trẻ không mọc và thay răng theo đúng như độ tuổi mong đợi.

Sơ đồ răng trẻ em: Trình tự mọc răng sữa

Là bậc cha mẹ, chắc hẳn chúng ta đang hào hứng khám phá thời điểm chiếc răng đầu tiên của bé có khả năng mọc, cũng như những chiếc răng còn lại của bé sẽ mọc theo thứ tự nào và ở độ tuổi nào đúng không?

Sơ đồ răng trẻ em sẽ cho bạn biết thời điểm từng chiếc răng đầu tiên của trẻ (được gọi là răng sữa) mọc lên. Mặc dù giai đoạn mọc răng có thể khó khăn đối với một số em bé, nhưng khi những chiếc răng nhú lên, chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào quên được những khoảnh khắc cười xinh như thiên thần của bé yêu.

Lịch mọc răng sữa của bé

Tuy độ tuổi chính xác khi răng mọc răng sữa sẽ khác nhau ở mỗi trẻ. Nhưng thông thường, trẻ sẽ theo biểu đồ mọc răng sữa như sau:

  • Răng cửa giữa hàm trên: 8–12 tháng răng cửa sắc nhọn giúp cắn thức ăn và cắt thành miếng.
  • Răng cửa giữa hàm dưới: 6–10 tháng, răng cửa sắc nhọn giúp cắn thức ăn và cắt thành miếng.
  • Răng cửa bên hàm trên trên: Sơ đồ răng trẻ em cho thấy răng cửa bên hàm trên mọc vào khoảng 9–13 tháng, giúp cắn thức ăn và cắt thành miếng.
  • Răng cửa bên hàm dưới: 10–16 tháng, răng cửa sắc nhọn giúp cắn thức ăn và cắt thành miếng.
  • Răng nanh hàm trên: 16–22 tháng răng sắc nhọn giúp xé thức ăn.
  • Răng nanh hàm dưới: 17–23 tháng răng sắc nhọn giúp xé thức ăn.
  • Răng hàm thứ nhất hàm trên: 13–19 tháng, răng hàm lớn, bằng phẳng giúp nhai và nghiền thức ăn.
  • Răng hàm thứ nhất hàm dưới: 14–18 tháng, răng hàm lớn, bằng phẳng giúp nhai và nghiền thức ăn.
  • Răng hàm thứ hai hàm trên: 25–33 tháng, răng hàm lớn, bằng phẳng giúp nhai và nghiền thức ăn.
  • Răng hàm thứ hai hàm dưới: 23–31 tháng, răng hàm lớn, bằng phẳng giúp nhai và nghiền thức ăn.

Trẻ thăm khám răng sữa tại Nha khoa Nhân Tâm

Khi mọc răng, trẻ thường gặp các triệu chứng bao gồm biếng ăn, khó chịu, quấy khóc, kích ứng nướu, muốn gặm đồ cứng và chảy nước dãi, sốt nhẹ. Khi nắm sơ đồ răng trẻ em, Ba mẹ có thể chủ động theo dõi và chăm sóc cho bé, nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Có thể mát-xa nướu cho trẻ, cho trẻ sử dụng vật dụng gặm nướu, để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Thời điểm thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

Theo sơ đồ răng trẻ em thì thời điểm thay răng sữa sẽ bắt đầu khi trẻ khoảng 6 tuổi. Ở độ tuổi này, răng sữa sẽ có dấu hiệu lung lay và rụng đi để răng vĩnh viễn mọc lên. Trình tự thay răng sữa thường bắt đầu từ răng cửa hàm dưới, tiếp theo là răng cửa hàm trên, răng cửa bên hàm dưới – răng cửa bên hàm trên, rồi tới răng hàm thứ nhất hàm dưới – răng hàm thứ nhất hàm trên, răng nanh hàm dưới – răng nanh hàm trên và sau cùng sẽ là hai răng hàm thứ hai của hai hàm. Thời điểm thay răng có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn so với độ tuổi trung bình. Bé gái thường thay răng sớm hơn bé trai.

Thời gian mọc răng vĩnh viễn

Thời điểm thay răng sữa cũng là lúc răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên. Thứ tự và mốc thời gian phổ biến khi trẻ mọc răng vĩnh viễn sẽ như sau:

  • 6-7 tuổi: Mọc răng hàm đầu tiên
  • 6-8 tuổi: Mọc răng cửa trung tâm
  • 7-8 tuổi: Mọc răng cửa bên
  • 9-13 tuổi: Mọc răng nanh
  • 11-13 tuổi: Mọc răng hàm thứ hai
  • 17-25 tuổi: Mọc răng khôn hay còn gọi là răng hàm thứ 3 (có thể mọc hoặc không)

Như vậy, nếu tính cả 4 răng khôn thì một người sẽ có 32 răng khi trưởng thành. Các bậc phụ huynh có thể lo lắng nếu con của mình mọc răng và thay răng không đúng với cột mốc trung bình.

Thực tế, có nhiều trẻ mọc và thay răng sớm hơn hoặc muộn hơn các cột mốc trên sơ đồ răng trẻ em. Ba mẹ nên liên hệ với Nha sĩ để được tư vấn về trường hợp của con, để có hướng xử lý phù hợp nếu con có tình trạng chậm mọc răng sữa hay răng vĩnh viễn. Bên cạnh đó, trẻ em thường gặp các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, răng mọc lệch lạc. Ba mẹ cũng cần theo dõi và cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời điều trị, đảm bảo trẻ có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin.