TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng trẻ em có thay hết không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 433
Răng sữa của trẻ sẽ rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Quá trình này được gọi là thay răng. Vây răng trẻ em có thay hết không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Răng trẻ em có thay hết không là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bâch phụ huynh khi bàn về chăm sóc răng miệng ở trẻ em.

Khi trẻ được 6 tuổi, răng sữa của trẻ sẽ dần lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Trẻ sẽ thay răng theo thứ tự răng cửa giữa 🡪 răng cửa bên 🡪 răng hàm thứ nhất 🡪 răng nanh 🡪 răng hàm thứ hai.

Tuy nhiên, có thể có những bất thường trong quá trình trẻ thay răng, ba mẹ nên liên hệ với Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử lý đúng cách.

Trẻ thay răng khi nào?

Để trả lời cho câu hỏi “răng trẻ em có thay hết không?”, Nha khoa Nhân Tâm xin mở đầu với những thông tin thay răng ở trẻ.

Một người có hai bộ răng, bao gồm bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. Trẻ sẽ mọc răng sữa khi bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi, thường bắt đầu từ mọc răng cửa giữa. Quá trình mọc răng sữa sẽ diễn ra cho tới khi trẻ 3 tuổi.

Thời điểm mọc răng sữa ở trẻ

Xem thêm: Nhổ răng trẻ em có đau không?

Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, răng sữa của trẻ dần rụng để mọc răng vĩnh viễn. Đây gọi là quá trình thay răng ở trẻ. Những chiếc răng sữa cuối cùng sẽ mất và những chiếc răng vĩnh viễn cuối sẽ hình thành khi trẻ được khoảng 12 tuổi.

Thời gian mọc và thay răng của trẻ có thể có sự chênh lệch giữa các bé, nhưng không quá nhiều so với mốc thời gian cơ bản. Nếu nhận thấy trẻ mọc răng sữa hay thay răng sớm hoặc chậm hơn nhiều so với mốc thời gian cơ bản, ba mẹ cần liên hệ với nha sĩ để được tư vấn về tình trạng của con.

Hầu hết, răng sữa sẽ rụng theo thứ tự mà chúng mọc lên. Có nghĩa là răng cửa giữa sẽ rụng đầu tiên, đến răng cửa bên, đến răng hàm thứ nhất, đến răng nanh, và cuối cùng răng hàm thứ 2 sẽ rụng.

Răng trẻ em có thay hết không?

Vậy răng trẻ em có thay hết không? Việc thay răng có thể khiến một số trẻ cảm thấy lo lắng hoặc thích thú. Trẻ sẽ thay hết bộ răng sữa gồm 20 chiếc răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) và sẽ mọc 28 răng vĩnh viễn (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới).

Trẻ bắt đầu thay răng để mọc răng vĩnh viễn vào khoảng 6 tuổi

Khi đến độ tuổi trường thành, răng khôn bắt đầu mọc (răng khôn mọc từ 17 – 25 tuổi). Nếu mọc đủ 4 răng khôn, thì người trưởng thành sẽ có khoảng 32 chiếc răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc răng khôn, có người không mọc răng khôn, cũng có người chỉ mọc 1, 2 hoặc 3 răng khôn.

Những bất thường khi mọc và thay răng ở trẻ

Như vậy, trả lời cho câu hỏi “Răng trẻ em có thay hết không?” chính là trẻ sẽ mọc khoảng 20 chiếc răng sữa và sẽ được thay hết bằng răng vĩnh viễn.

Răng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của khuôn mặt. Răng giữ chức năng ăn nhai để cung cấp nguồn thức ăn, tạo dinh dưỡng nuôi cơ thể. Đồng thời, là yếu tố thẩm mỹ giúp mọi người có thể tự tin trong giao tiếp.

Trong quá trình mọc và thay răng, trẻ có thể gặp những điều bất thường như: chậm mọc răng, mất răng sữa sớm, thay răng muộn, răng mọc ngầm, răng mọc lệch lạc, không răng bẩm sinh…

Trẻ có thể gặp những vấn đề bất thường khi mọc và thay răng

Những bất thường này ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của trẻ. Do đó, ba mẹ cần đồng hành cùng con khi mọc và thay răng, để kịp thời nhận biết những bất thường nếu có.

Bên cạnh đó, răng trẻ em cũng dễ bị sâu do trẻ còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, thường lơ là đánh răng và có thói quen ăn đồ ngọt, ăn vặt. Sâu răng sữa có thể làm răng sữa mất sớm, dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, gây ra sự sai lệch khớp cắn về sau.

Trong quá trình theo dõi và chăm sóc răng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách. Ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần/ ngày với loại kem đánh răng và bàn chải phù hợp.
  • Tập cho trẻ dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và súc miệng với nước muối để sát khuẩn. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho hệ xương – răng.
  • Duy trì bổ sung vitamin D mỗi ngày cho trẻ để trẻ hấp thụ canxi tốt hơn, cho trẻ cao lớn và có hàm răng chắc khỏe.
  • Cho trẻ uống đủ nước, hạn chế thức ăn ngọt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm giàu tính axit, đồ uống có ga…
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt. Cho trẻ súc miệng sạch sau mỗi bữa ăn.
  • Tránh các thói quen gây hại cho răng trẻ như bú bình ngủ, ngậm cơm khi ăn, dùng răng nhai cắn đồ vật cứng…
  • Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, tham khảo ý kiến của Bác sĩ về việc trám răng phòng ngừa sâu răng hay cạo vôi răng cho trẻ.
  • Nếu có những bất thường trong quá trình mọc và thay răng, hay những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu… thì ba mẹ cần dẫn trẻ đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt.

Thăm khám răng cho trẻ định kỳ 6 tháng/lần giúp trẻ có hàm răng phát triển bình thường

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin quan trọng quanh vấn đề “Răng trẻ em có thay hết không?” Nha khoa Nhân Tâm là phòng khám nha khoa gần đây uy tín hàng đầu ở TP.HCM. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách có thể liên hệ để được gặp chuyên gia của chúng tôi.