TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng sữa ở trẻ em là gì? Những điều ba mẹ cần lưu ý

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 407
Răng sữa là những chiếc răng đầu đời của trẻ, sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Mặc dù sẽ được thay thế nhưng răng sữa vẫn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu răng sữa ở trẻ em là gì và cách chăm sóc răng sữa cho bé trong bài viết sau nhé!

Răng sữa ở trẻ em là gì? Mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nhưng răng sữa cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp bé ăn nhai tốt, góp phần bảo vệ đường ruột của bé tốt hơn, kích thích sự phát triển của xương hàm và định hướng răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, giúp trẻ có một hàm răng đều đẹp.

Răng sữa ở trẻ em là gì?

Rất nhiều phụ huynh băn khoăn về vấn đề răng sữa ở trẻ em là gì? Thời gian mọc răng sữa như thế nào? Có thể hiểu đơn giản rằng, răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ. Răng sữa được hình thành từ khi còn trong bào thai và thường bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi.

Hàm răng sữa có tổng cộng 20 cái, 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở hàm dưới. Tùy vào từng bé mà thời gian mọc răng sữa sẽ có sự khác nhau, có trẻ mọc sớm và cũng có trẻ mọc muộn. Thông thường, răng sữa ở trẻ em sẽ mọc theo trình tự như sau:

  • 6 – 8 tháng tuổi: 4 răng cửa giữa
  • 7 – 10 tháng tuổi: 4 răng cửa bên
  • 12 – 16 tháng tuổi: 4 răng hàm đầu tiên
  • 14 – 20 tháng tuổi: 4 răng nanh
  • 20 – 32 tháng tuổi: 4 răng hàm thứ hai

Hàm răng sữa ở trẻ em

Trẻ em thường bắt đầu mọc răng vĩnh viễn vào khoảng 6 tuổi. Vào thời điểm này, răng sữa sẽ rụng đi và được thế chỗ bằng răng vĩnh viễn.

Tầm quan trọng của răng sữa đối với các bé

Ở phần trên, ba mẹ đã hiểu được răng sữa ở trẻ em là gì? Vậy răng sữa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Một số phụ huynh nghĩ rằng, răng sữa sẽ được thay nên không cần quan tâm chăm sóc quá kỹ càng. Tuy nhiên, chiếc răng này lại rất quan trọng trong sự phát triển thể chất cũng như thẩm mỹ của trẻ.

Đảm bảo chức năng ăn nhai

Răng sữa sẽ giúp bé ăn nhai, nghiền nát thức ăn được dễ dàng hơn, từ đó đảm bảo tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Răng sữa giúp bé ăn uống dễ dàng hơn

Giúp xương hàm phát triển

Khi dùng răng sữa để ăn nhai, cắn xé thức ăn sẽ tạo thành lực kích thích xương hàm phát triển bình thường và ổn định. Điều này giúp ngăn ngừa được tình trạng cấu trúc hàm mặt của trẻ không phát triển khi ở tuổi trưởng thành, xương hàm nhỏ, gây khả năng răng chen chúc, xô lệch.

Giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí

Răng sữa có tác dụng giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, giúp hàm răng vĩnh viễn trở nên đều đẹp. Có rất nhiều trường hợp răng mọc lệch, mọc chồng lên nhau là do răng sữa không khỏe mạnh cần phải nhổ bỏ sớm.

Răng sữa giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí

Giúp trẻ phát âm chuẩn xác

Răng sữa giúp bé phát âm chuẩn hơn. Trẻ sẽ tránh được tình trạng nói ngọng, phát âm sai lệch nếu răng sữa chắc khỏe đến lúc thay răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Giải phẫu răng trẻ em - Tầm quan trọng của răng đối với trẻ

Dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ

Việc hiểu được răng sữa ở trẻ em là gì và biết được những dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ sẽ giúp trẻ có cách chăm sóc răng miệng tốt hơn, giảm thiểu những đau nhức, khó chịu cho trẻ khi mọc răng.

  • Chảy nước dãi: Khi bé bắt đầu mọc răng, bé thường chảy nước dãi rất nhiều.
  • Nướu sưng đỏ: Khi răng chuẩn bị mọc lên khỏi nướu, vùng nướu của trẻ có thể bị sưng và đỏ.
  • Cắn và nhai nhiều hơn: Khi mọc răng sữa, trẻ có thể cắn hoặc nhai bất kỳ thứ gì trong tầm tay, bởi điều này thường làm giảm áp lực từ nướu và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi mọc răng sữa, trẻ có thể chảy nhiều nước dãi

  • Trẻ hay quấy khóc: Mọc răng sữa có thể gây đau nhức, khó chịu cho trẻ. Bởi thế, trẻ có thể dễ quấy khóc hơn bình thường.
  • Phát ban vùng quanh miệng: Nước dãi chảy nhiều ra khỏi miệng có thể gây kích ứng vùng da xung quanh, từ đó dẫn đến phát ban.
  • Sốt nhẹ: Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ khi mọc răng sữa. Ba mẹ có thể chườm mát để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao và kéo dài vài ngày thì tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám tại địa chỉ uy tín.

Một số lưu ý khi chăm sóc răng sữa ba mẹ cần biết

Những thông tin trên ắt hẳn đã giúp ba mẹ biết được răng sữa ở trẻ em là gì và tầm quan trọng của răng sữa đối với con em mình rồi đúng không nào? Vì thế, ba mẹ hãy quan tâm, chăm sóc răng sữa của trẻ để đảm bảo hàm răng của bé có sự phát triển một cách tốt nhất.

Vệ sinh răng miệng

Ba mẹ hãy vệ sinh răng miệng của bé ngay từ khi còn nhỏ:

  • Trước khi mọc răng: Có thể dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ vùng nướu răng, lưỡi của trẻ.
  • Khi trẻ đã mọc răng: Ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, ba mẹ đã có thể chải răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Mỗi ngày chải răng 2 lần vào mỗi sáng và mỗi tối.

Cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cho bé

Khi trẻ lớn hơn (khoảng 2 – 3 tuổi), ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Đồng thời khuyến khích trẻ tự đánh răng dưới sự giám sát của phụ huynh.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng đến sự hình thành và phát triển răng của trẻ.

  • Hạn chế đồ ngọt, thức ăn có tính axit: Ba mẹ nên hạn chế thức ăn ngọt và có nhiều tính axit trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Bởi những thực phẩm này có thể làm hỏng men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm, dẫn đến sâu răng.
  • Bổ sung cho trẻ chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng như: Canxi, Fluor, Vitamin A, B1, C, D,… Những dưỡng chất này có thể tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa, rau xanh, trái cây, hải sản, các loại hạt và đậu,…
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Trẻ nên uống nhiều nước. Điều này không chỉ tốt cho đường ruột, cho sự phát triển của cơ thể mà còn giúp rửa trôi vụn thức ăn và vi khuẩn khỏi miệng.

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt

Thăm khám nha khoa định kỳ

Ba mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ và hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc răng miệng tốt nhất cho trẻ. Đồng thời điều này còn giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nếu có.

Thăm khám nha khoa định kỳ tại địa chỉ uy tín

Một số lưu ý khác

Để tránh ảnh hưởng đến hàm răng sau này (khiến răng bị hô, móm, mọc lệch, mọc chen chúc,…), ba mẹ nên giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu như: nghiến răng, mút tay, thở bằng miệng, chống cằm, lấy lưỡi đẩy vào răng,…

Cần giúp trẻ tránh thói quen xấu như mút tay

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên, đánh dấu sự phát triển của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần hiểu rõ răng sữa ở trẻ em là gì, dấu hiệu và cách chăm sóc răng sữa để giúp bé có sức khỏe răng miệng tốt, phát triển toàn diện. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm theo số Hotline 1900 56 5678.