TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng số 4 và những thông tin quan trọng cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 251
Răng số 4 là chiếc răng giữ nhiều vai trò quan trọng trên cung hàm, trong đó có thể kể đến vai trò cắn xé và nhai nghiền thức ăn, vai trò thẩm mỹ,... Để hiểu rõ hơn về chiếc răng này cũng như giải đáp thắc mắc có nên nhổ răng số 4 không, hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau.

Răng số 4 là chiếc răng nằm giữa răng nanh và răng tiền hàm số 2. Chiếc răng này có vai trò nghiền nát thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa, duy trì sự cần đối của hàm răng và quyết định khá nhiều đến tính thẩm mỹ của nụ cười.

Răng số 4 bị mất đi sẽ gây nên nhiều hậu quả nặng nề, chẳng hạn như: ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai, gây xô lệch hàm và lệch khớp cắn, tiêu xương hàm,.. Khi có ý định nhổ răng số 4, bạn cần thăm khám kỹ lưỡng và cần có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Răng số 4 là răng nào?

Răng số 4, còn được biết đến với tên gọi là răng tiền hàm hoặc răng cối nhỏ thứ nhất. Đây là một trong những chiếc răng quan trọng trên cung hàm.

  • Vị trí: Vị trí của răng số 4 đó là nằm giữa răng nanh và răng tiền hàm số 2
  • Hình dáng: So với các răng khác, răng số 4 có hình dáng nhọn, dài, các mặt răng sắc giống như một ngọn giáo nhỏ. Mỗi người sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng tiền hàm.
  • Vai trò: Răng số 4 đóng nhiều vai trò quan trọng trên cung hàm, cụ thể như: giúp nghiền nát thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt; duy trì sự cân đối của hàm răng; quyết định đến thẩm mỹ của hàm răng vì vị trí răng số 4 khá nổi bật, khi răng này mất đi hoặc có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến nụ cười của bạn.

Răng số 4 giữ nhiều vai trò trên cung hàm

Mất răng số 4 sẽ gây nên những hậu quả gì?

Răng số 4 giữ nhiều vai trò quan trọng, vì thế khi chiếc răng này mất đi sẽ gây nên hậu quả khôn lường.

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Răng số 4 có chức năng cắn xé, hỗ trợ nghiền nhỏ thức ăn. Do đó, khi răng số 4 mất đi, khả năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc mất đi chiếc răng này còn khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn, do thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau dạ dày, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến sức khỏe cơ thể bị giảm sút.

Mất răng số 4 gây ảnh hưởng đến việc ăn uống

Ảnh hưởng đến các răng kế cận

Răng số 4 mất đi sẽ để lại khoảng trống trên cung hàm, khiến các răng khác nghiêng về khoảng trống, lâu ngày dẫn đến hiện tượng xô lệch răng, lệch khớp cắn. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn làm mất thẩm mỹ và phát âm không được rõ ràng.

Hơn nữa, vụn thức ăn rất dễ bị mắc kẹt tại vị trí răng mất và rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng,...

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười

Răng số 4 nằm ở giữa khung hàm - vị trí rất dễ nhìn thấy khi cười. Do đó, khi chiếc răng này mất đi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với người khác.

Răng số 4 bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười

Tiêu xương hàm

Bất cứ chiếc răng nào bị mất đi cũng sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm nếu không được khắc phục kịp thời chứ không riêng gì răng số 4. Tiêu xương hàm sẽ khiến má hóp, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn và trông già hơn nhiều so với tuổi thật.

Bên cạnh đó, tiêu xương hàm cũng sẽ gây khó khăn cho việc trồng răng giả sau này. Chẳng hạn nếu như bạn muốn cấy ghép Implant để phục hồi răng mất thì sẽ cần phải tiến hành ghép xương. Có như vậy mới đảm bảo đủ điều kiện để cấy ghép Implant. Điều này sẽ làm mất thêm nhiều thời gian và chi phí.

Xem thêm: Viêm gai lưỡi là gì? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Có nên nhổ răng số 4 hay không?

Răng số 4 đảm nhiệm đồng thời cả việc cắn xé và nghiền nát thức ăn, do đó, khi muốn nhổ chiếc răng này, bạn cần phải thăm khám cụ thể và có sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số trường hợp có thể nhổ răng số 4:

  • Răng bị sâu, viêm tủy nặng không thể điều trị hoặc có nguy cơ gây nhiễm trùng lây lan sang các răng kế cận.
  • Răng số 4 bị chấn thương, gãy vỡ lớn, chân răng bị hư hại không thể giữ lại.
  • Nhổ răng số 4 để phục vụ cho quá trình niềng răng - chỉnh nha.

Răng số 4 bị sâu nặng, không phục hồi được sẽ được chỉ định nhổ

Những câu hỏi thường gặp khi nhổ răng số 4

Nhổ răng số 4 là một thủ thuật nha khoa phổ biến. Để hiểu rõ hơn về quá trình này, hãy cùng giải đáp những câu hỏi thường gặp sau đây.

Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng số 4 có gây ảnh hưởng gì không sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Trường hợp răng số 4 mắc bệnh lý răng miệng hoặc bị chấn thương nặng không thể giữ lại, nhổ răng số 4 chính là cách hiệu quả và an toàn để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn cố giữ lại răng, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, lúc đó vẫn phải tiến hành nhổ răng mà còn gây thêm nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.

Trường hợp nhổ răng số 4 để phục vụ cho quá trình niềng răng, bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều. Bởi việc nhổ răng nhằm tạo khoảng trống để giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí. Các khí cụ niềng răng sẽ giúp các răng khít đều với nhau, lấp đầy vị trí răng số 4 đã nhổ.

Nhổ răng số 4 để phục vụ cho quá trình niềng răng

Việc nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ, phương pháp nhổ răng, hệ thống vô trùng,... Nếu bạn nhổ răng bởi bác sĩ giỏi, áp dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, đảm bảo vô trùng - vô khuẩn tuyệt đối,... thì quá trình nhổ răng sẽ diễn ra nhanh chóng, hạn chế đau nhức, tránh nguy cơ biến chứng.

Nhổ răng số 4 có đau không?

Thông thường, trước khi nhổ răng số 4, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ. Vì thế, quá trình nhổ răng sẽ không hề gây đau nhức. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ê ẩm một xíu, tuy nhiên bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn, nên cơn đau sẽ nhanh chóng giảm dần và biến mất.

Nhổ răng số 4 có đau không là thắc mắc của nhiều người

Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?

Nếu sau khi nhổ răng số 4, bạn không thực hiện trồng răng ngay mà để lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến má bị hóp, nếp nhăn quanh miệng nhanh chóng xuất hiện và khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật của mình.

Nhổ răng số 4 bao lâu thì lành?

Thời gian lành vết thương sau khi nhổ răng số 4 thường dao động trong khoảng 3 - 4 tuần, và sau khoảng 7 - 10 ngày, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ. Tuy nhiên, tốc độ lành thương sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ phức tạp của ca nhổ răng và quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng của khách hàng.

Những điều cần lưu ý khi nhổ răng số 4

Để quá trình hồi phục sau khi nhổ răng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, bạn hãy lưu ý đến những điều sau:

Trước khi nhổ răng

Trước khi nhổ răng số 4, bạn nên thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý mà bạn đang mắc phải, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, bạn nên giữ tinh thần thoải mái để quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ.

Cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi thực hiện nhổ răng

Sau khi nhổ răng

  • Cắn chặt bông gạc để cầm máu trong khoảng 30 - 45 phút. Bạn cần lưu ý là cắn chặt nhưng không nghiến vì có thể làm tổn thương đến nướu răng. Ngoài ra, bạn cũng không nên thay bông gạc quá thường xuyên vì có thể làm trôi cục máu đông và khiến chảy máu kéo dài.
  • Uống thuốc giảm viêm, giảm sưng đau theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tránh đánh răng hay súc miệng quá mạnh vì có thể làm trôi cục máu đông, gây chảy máu.
  • Bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh trong ngày đầu tiên nhổ răng để giảm sưng đau. Những ngày sau chuyển sang chườm ấm để làm tan máu tụ.
  • Ăn thức ăn mềm, lỏng sau nhổ răng. Đồng thời tránh các thức ăn dai, cứng, nóng, cay để không làm vết thương bị tổn thương.
  • Trong ngày đầu tiên sau nhổ răng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, nâng vật nặng để không tác động đến vết thương, khiến quá trình lành thương lâu hơn.
  • Thăm khám nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ theo dõi quá trình lành thương và xử lý kịp thời nếu có biến chứng.

Cắn gạc sau khi nhổ răng để cầm máu

Nhổ răng số 4 nhanh chóng, an toàn với công nghệ hiện đại

Nha khoa Nhân Tâm là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín, đi đầu trong việc thực hiện nhổ răng với công nghệ hiện đại bậc nhất. Khách hàng khi nhổ răng tại Nha khoa Nhân Tâm sẽ hoàn toàn an tâm với kết quả nhổ răng triệt để, hạn chế đau nhức và đảm bảo an toàn.

  • Khách hàng trước khi nhổ răng sẽ được thăm khám răng miệng tổng quát, chụp phim X-quang CT Cone Beam 3D để xác định cụ thể tình trạng răng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho khách hàng.
  • Khách hàng nhổ răng tại Nha khoa Nhân Tâm sẽ được thăm khám, tư vấn và thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Với trình độ chuyên môn cao, tay nghề khéo léo, kinh nghiệm lâm sàng phong phú, bác sĩ sẽ giúp bạn nhổ răng số 4 ra khỏi hàm một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và an toàn.

Công nghệ nhổ răng hiện đại Piezotome

  • Ứng dụng công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome. Đây là công nghệ nhổ răng tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng sóng siêu âm để cắt tách xương và mô mềm xung quanh, giúp loại bỏ răng một cách nhanh chóng, hạn chế tối đa xâm lấn, hạn chế chảy máu và sưng đau sau khi nhổ.
  • Mỗi khách hàng khi nhổ răng tại Nha khoa Nhân Tâm sẽ được sử dụng một bộ dụng cụ riêng, một bộ tay khoan riêng, đảm bảo vô trùng - vô khuẩn tuyệt đối, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về răng số 4. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp đến Nha khoa Nhân Tâm để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể nhé!