TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân điều trị như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 555
Răng hàm bị sâu chỉ còn chân gây khó khăn khi ăn uống, thậm chí còn gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết sau.

Răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm. Khi răng hàm bị sâu chỉ còn chân sẽ khiến việc ăn uống khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, nhổ răng và trồng răng Implant là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay.

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân là tình trạng như thế nào?

Răng hàm là răng số 6, số 7 hoặc răng số 8. Trong đó, răng số 6 và 7 đảm nhiệm vai trò nhai, nghiền nát thức ăn chính trên cung hàm. Còn răng số 8 không có vai trò rõ ràng, ngược lại còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng.

Răng hàm nằm ở vị trí bên trong cung hàm. Vì thế rất khó để làm vệ sinh một cách thuận tiện. Điều này khiến chiếc răng này dễ bị sâu. Ban đầu, khi sâu răng mới xuất hiện, bề mặt răng sẽ có những vết đen nhỏ. Quá trình phát triển sâu răng sẽ diễn ra một cách âm thầm và không gây đau nhức.

Tình trạng sâu răng hàm

Tuy nhiên, khi sâu răng tiến triển, lỗ sâu răng sẽ xuất hiện và dần lớn hơn, có thể khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu từ mức độ nhẹ đến nặng. Lúc này, nếu không điều trị thì sâu răng sẽ tiếp tục phát triển, gây tổn thương lớp men răng, ngà răng, thậm chí là tủy răng, những mảnh vỡ trên bề mặt răng cũng sẽ ngày càng lớn.

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng là tình trạng sâu răng mức độ nặng. Không chỉ gây ra cảm giác đau nhức dữ dội, đau lan đến đầu mà tình trạng này còn ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, khiến việc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, và còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Hậu quả khi răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe răng miệng. Trong đó có thể kể đến như:

Gây đau nhức dữ dội

Răng bị sâu nặng, lan đến tủy sẽ khiến bạn bị đau nhức dữ dội. Răng hàm cũng nằm ở vị trí gần với nhiều hệ thống thần kinh khác, do đó, cảm giác đau nhức có thể lan đến đau, đau ở nửa mặt liên quan đến vùng răng hàm bị sâu.

Răng hàm bị sâu gây đau nhức dữ dội

Ảnh hưởng chức năng ăn nhai

Như đã đề cập ở trên, răng hàm đảm nhiệm vai trò nhai, nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày. Do đó, khi răng hàm bị sâu, lớp men răng bị gãy vỡ và gây đau nhức thì sẽ khiến việc ăn nhai khó khăn, từ đó tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Nguy cơ dẫn đến bệnh lý răng miệng

Răng sâu nặng có thể dẫn đến bệnh viêm nướu, viêm tủy, nhiễm trùng chóp răng,... Tình trạng nhiễm trùng nếu lan rộng trong xương hàm có thể tạo nên các nang to và gây hủy hoại xương hàm, thậm chí tổn thương dây thần kinh, mạch máu. Ngoài ra, lỗ sâu trên răng có khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại, từ đó gây ra hôi miệng.

Xem thêm: Răng bị lủng lỗ đau nhức do sâu răng phải làm sao?

Cách phục hồi tình trạng răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng

Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, bác sĩ sẽ cần phải xem xét đến chân răng có thể bảo tồn được hay không.

Trường hợp có thể bảo tồn được chân răng

Nếu răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, nhưng chân răng chưa bị tổn thương nghiêm trọng hoặc hình thành ổ viêm nhiễm, đồng thời chân răng còn dài, bác sĩ có thể ưu tiên bảo tồn chân răng, loại bỏ phần mô bị tổn thương, sau đó phục hồi răng bị sâu.

Sâu răng hàm có thể bảo tồn được

Các bước điều trị gồm:

  • Vệ sinh vùng răng sâu để loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám trên răng và loại bỏ những mảnh răng bị vỡ còn sót lại.
  • Đối với trường hợp bị viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạch tủy bị viêm, sau đó vệ sinh và trám bít ống tủy.
  • Với phần răng còn lại, bác sĩ sẽ làm sạch và đánh giá tổ chức răng. Sau đó có thể tái tạo bằng việc hàn trám hoặc bọc răng sứ. Bọc răng sứ sẽ được đánh giá cao hơn trong việc bảo tồn răng thật, khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho khách hàng sau khi điều trị sâu răng.

Trám răng

Trám răng có thể áp dụng trong trường hợp mô răng thật còn lại > ½ răng. Tuy nhiên, với những vị trí ăn nhai nhiều như răng hàm thì hiệu quả của miếng trám không được đánh giá cao.

Trám răng hàm bị sâu

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu trong những trường hợp mô răng thật còn lại trong khoảng ⅓ - ½ răng. Bác sĩ sẽ mài cùi răng thật để làm trụ cho mão sứ bọc bên ngoài.

Răng sứ không chỉ ăn nhai tốt mà còn đem lại thẩm mỹ vượt trội. Răng sứ sẽ có hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự như răng thật, hài hòa với các răng còn lại.

Bọc răng sứ cho răng hàm

Trường hợp không thể bảo tồn chân răng

Trong trường hợp răng hàm bị sâu chỉ còn chân nhưng chân răng bị nhiễm trùng, quá yếu, không thể giữ lại được thì bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

  • Loại bỏ chân răng bị sâu, nạo sạch ổ nhiễm trùng nhằm ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng, giảm nguy cơ biến chứng trong tương lai.
  • Trồng răng giả để thay thế răng mất. Tùy vào tình trạng răng, nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của mỗi người mà có thể lựa chọn các phương pháp phục hình răng như: cầu răng sứ, cấy ghép Implant.

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng không thể bảo tồn cần phải nhổ bỏ

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp mà bác sĩ sẽ mài 2 răng thật kế cận răng mất để làm trụ nâng đỡ cầu răng. Sau đó một cầu răng sẽ được chụp lên cùi răng thật. Cầu răng sứ được nối liền với nhau nên rất chắc chắn, đảm bảo ăn nhai tốt.

Tuy nhiên, với răng mất là răng hàm số 7, để làm cầu răng sứ thì đòi hỏi răng số 6 và số 8 phải thật khỏe mạnh. Đặc biệt, răng số 8 phải mọc thẳng, không bị sâu răng hay mắc các bệnh lý răng miệng.

Cầu răng sứ cho răng hàm

Cầu răng sứ vẫn tồn tại nhược điểm đó là không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương. Sau một thời gian sử dụng, xương hàm bị tiêu khiến cầu răng sứ bị lộ, trở nên lỏng lẻo, không còn chắc chắn và cần phải thay mới.

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant được đánh giá là phương pháp phục hồi răng mất tiên tiến nhất hiện nay. Trụ Implant được làm bằng Titanium sẽ được cắm trực tiếp vào bên trong xương hàm tại vị trí răng mất, đóng vai trò như một chân răng thật. Sau khi trụ Implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.

Răng Implant bao gồm cả chân và thân răng, vì thế mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Không chỉ đảm bảo thẩm mỹ tự nhiên mà còn mang lại khả năng ăn nhai tốt như răng thật, ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương diễn ra. Hơn nữa, nếu chăm sóc đúng cách, răng Implant có thể tồn tại lâu dài đến trọn đời.

Trồng răng Implant phục hồi răng hàm bị mất

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc răng hàm bị sâu chỉ còn chân phải làm sao? Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm - Nha khoa tốt ở Sài Gòn để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé!