TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 443
Implant cá nhân hóa là một giải pháp hiệu quả cho những bệnh nhân mất răng mà xương hàm bị tiêu vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, để cấy ghép Implant cá nhân hóa thành công, quy trình thực hiện theo đúng tiêu chuẩn là rất quan trọng.

Nếu bạn bị tiêu xương hàm nghiêm trọng hay không có xương hàm bẩm sinh, Implant cá nhân hóa sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Tuy nhiên, để cấy ghép Implant an toàn và hiệu quả, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ giỏi với trang thiết bị tiên tiến, thực hiện quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa đúng theo tiêu chuẩn.

Cấy ghép Implant cá nhân hóa là gì?

Implant cá nhân hóa hay còn gọi là Implant dưới màng xương (subperiosteal Implant). Đây là một loại Implant được thiết kế và chế tạo riêng theo tình trạng xương hàm còn lại của mỗi bệnh nhân.

Khác với Implant thông thường được đặt trực tiếp vào xương hàm, Implant cá nhân hóa được đặt giữa xương hàm và nướu nhưng bên dưới màng xương.

Cấu tạo của Implant cá nhân hóa

Khung kim loại được chế tạo vừa vặn với xương hàm còn lại của bệnh nhân, có thể đặt được một hoặc nhiều trụ Implant. Màng mô tự nhiên hoặc xương sẽ phát triển xung quanh Implant cá nhân hóa để giữ cho nó cố định.

Xem thêm: Ứng dụng công nghệ định vị trong Implant cá nhân hóa

Ưu điểm của cấy ghép Implant cá nhân hóa

Implant cá nhân hóa mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, giúp phục hồi chức năng và thẩm mỹ răng miệng hiệu quả, kể cả đối với những trường hợp mất răng phức tạp.

Tính chính xác cao

Implant cá nhân hóa được thiết kế và chế tạo bằng các công nghệ kỹ thuật số, nhờ đó mang lại độ chính xác cao. Implant được đặt đúng vị trí giải phẫu, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ, mang lại kết quả phục hồi tối ưu.

Tính an toàn cao

Implant cá nhân hóa được chế tạo từ vật liệu titan chất lượng cao, có độ bền cao, tương thích sinh học tốt, do đó đảm bảo sự vững chắc của hàm và an toàn cho bệnh nhân.

Tính thoải mái

Quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa ít xâm lấn hơn so với các phương pháp truyền thống. Từ đó giúp giảm cảm giác đau nhức, sưng tấy, thời gian hồi phục nhanh chóng, đem lại cảm giác thoải mái trong và sau quá trình cấy ghép.

Implant cá nhân hóa mang lại những ưu điểm vượt trội

Tính đơn giản hóa

Implant cá nhân hóa không cần phải ghép xương trước khi cấy ghép, giúp đơn giản hóa quy trình điều trị, đặc biệt đối với những trường hợp mất xương hay tiêu xương nghiêm trọng.

Áp dụng cho những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc”

Implant cá nhân hóa là giải pháp tối ưu cho những trường hợp vô cùng phức tạp mà các giải pháp truyền thống không thể thực hiện được như: bệnh nhân bị ung thư cắt đoạn xương hàm, bệnh nhân hoại tử xương hàm, bệnh nhân không răng bẩm sinh, bệnh nhân tiêu xương nghiêm trọng, bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh nền, không thể ghép xương, hoặc bệnh nhân đã từng cấy Implant thông thường nhưng bị thất bại,…

Khi nào cần cấy ghép Implant cá nhân hóa?

Mất răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiêu xương hàm. Khi không có răng, xương hàm sẽ không còn được kích thích để phát triển và dần bị tiêu biến theo thời gian.

Tiêu xương hàm càng nghiêm trọng thì khả năng cấy ghép Implant càng khó khăn và tỷ lệ thành công càng thấp.

Xương hàm bị suy yếu do mất răng lâu ngày

Cấy ghép Implant cá nhân hóa là một kỹ thuật cấy ghép Implant được sử dụng trong trường hợp không có đủ xương khỏe mạnh để thực hiện cấy ghép Implant thông thường.

Phương pháp này sử dụng Implant có hình dạng đặc biệt, được đặt trên xương hàm và dưới mô nướu. Nhờ vậy, trụ Implant có thể được cố định chắc chắn, ngay cả khi xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng.

Cấy ghép Implant dưới màng xương phù hợp với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị tiêu xương hàm nghiêm trọng, xương hàm quá mỏng, gần như không có xương hàm.
  • Bệnh nhân bị tiêu xương hàm do chấn thương, bệnh lý hoặc các yếu tố khác.
  • Bệnh nhân không phù hợp với thủ thuật ghép xương.

Ngoài ra, trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai… là những đối tượng không nên cấy ghép răng Implant. Những bệnh nhân bị các bệnh mãn tính thì cần phối hợp điều trị với Bác sĩ chuyên khoa và kiểm soát tốt bệnh lý trước khi thực hiện.

Quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa

Quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, chụp phim CT Cone Beam 3D để xác định tình trạng xương hàm của bệnh nhân. Thu thập thông tin dữ liệu của bệnh nhân và gửi sang nước ngoài.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên chế tác khung kim loại và trụ Implant dựa trên dữ liệu chụp phim của bệnh nhân. Quá trình này cần phải có sự trao đổi kỹ lưỡng giữa Bác sĩ và kỹ thuật viên mới đảm bảo sự chính xác cho Implant.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ và lật vạt nướu để đặt khung kim loại vào vị trí chính xác. Sau đó, bác sĩ khâu nướu lại.
  • Bước 4: Khi nướu đã lành, trụ Implant được lắp vào khung kim loại.
  • Bước 5: Khi trụ Implant tích hợp xương, bác sĩ lấy dấu răng, chế tác răng sứ và gắn răng sứ lên Implant.
  • Bước 6: Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và bảo vệ hàm răng mới.

Cấy ghép Implant cá nhân hóa cần được thực hiện theo một quy trình chuẩn

Cấy ghép Implant cá nhân hóa là một kỹ thuật tiên tiến, mở ra nhiều cơ hội mới cho những bệnh nhân mất răng nặng, tiêu xương hàm nghiêm trọng. Sự thành công của ca phẫu thuật tại Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng phát triển của kỹ thuật này trong tương lai.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ thuật cấy ghép Implant cá nhân hóa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với nha khoa để được tư vấn và thăm khám miễn phí.