TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nước bọt có mùi hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,773
Nước bọt có mùi hôi là hiện tượng khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Bạn cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này để có cách khắc phục phù hợp. Tham khảo ngay bài viết sau nhé!

Nước bọt có mùi hôi do rất nhiều nguyên nhân gây nên như: vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn nhiều thực phẩm có mùi nặng, mắc các bệnh về răng miệng, bệnh hô hấp,... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng mà sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp.

Những nguyên nhân làm nước bọt có mùi hôi

Nước bọt là dịch tiêu hóa tiết ra liên tục trong khoang miệng. Vì thế khi nước bọt có mùi hôi, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, đồng thời gây ra sự tự ti, e ngại khi giao tiếp. Mùi hôi của nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên:

Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng

Nếu quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn không kỹ lưỡng, những mảnh vụn thức ăn còn bám lại trên răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn phân hủy thức ăn này trong miệng khiến chúng tan vào nước bọt, từ đó tạo ra mùi hôi khó chịu.

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi

Ăn nhiều thực phẩm nặng mùi

Việc ăn nhiều thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, mắm tôm,... cũng là nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi. Tuy nhiên, nguyên nhân này không quá lo ngại vì bạn chỉ cần làm sạch răng đúng cách là hơi thở thơm tho trở lại ngay.

Khô miệng

Nước bọt sẽ giúp làm sạch răng miệng bằng cách cuốn trôi các mảnh vụn thức ăn, đồng thời còn có tác dụng kháng khuẩn. Chính vì thế, khi miệng bị khô, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ, gây ra mùi hôi khó chịu.

Khô miệng khiến vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi khó chịu

Tình trạng khô miệng thường xảy ra ở những người cao tuổi do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch không còn mạnh để chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài, tuyến nước bọt cũng hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, mất nước, hay tác dụng phụ của thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu,...) cũng là nguyên nhân dẫn đến khô miệng.

Các bệnh về răng miệng

Hầu hết các bệnh lý về răng miệng đều có nguy cơ khiến cho nước bọt có mùi hôi. Phổ biến nhất là các tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, áp xe chân răng hoặc vôi răng quá nhiều,...

Bệnh về đường tiêu hóa

Những người mắc bệnh về đường hô hấp hoặc trào ngược axit dạ dày thường sẽ có bệnh hôi miệng kèm theo. Nguyên nhân là do thức ăn, dịch vị, axit trong dạ dày sẽ thoát ra ngoài theo đường miệng là cho nước bọt có mùi hôi.

Bệnh trào ngược dạ dày dễ gây hôi miệng

Bệnh về đường hô hấp

Cũng giống như đường tiêu hóa, đường hô hấp cũng tác động trực tiếp đến hơi thở, răng miệng cùng nước bọt của người bệnh. Những người bị viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng hạt, viêm amidan, nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi,... cũng sẽ khiến cho nước bọt xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi

Để nhận biết nước bọt của mình có mùi hôi hay không, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Liếm cổ tay

Bạn hãy liếm mặt trong của cổ tay, sau đó chờ khoảng 10 - 15 giây cho nước bọt khô lại. Ngửi mùi tại vị trí này, nếu có mùi khó chịu thì chứng tỏ nước bọt có mùi hôi, và ngược lại.

Liếm cổ tay là cách đơn giản để nhận biết nước bọt có mùi hôi

Lưu ý: Bạn không nên thực hiện cách này ngay khi vừa đánh răng, súc miệng hay nhai kẹo cao su,... bởi kết quả có thể không chính xác.

Vuốt lưỡi bằng muỗng inox

Bạn có thể sử dụng muỗng inox đã rửa sạch và cào nhẹ từ bên trong lưỡi ra ngoài. Nếu ngửi thấy muỗng có mùi khó chịu tức là bạn đang bị hôi miệng và ngược lại.

Lưu ý: Khi dùng muỗng inox vuốt lưỡi, bạn không nên đưa muỗng vào quá sâu bên trong lưỡi để tránh bị nôn trớ, khó chịu.

Ngửi trực tiếp hơi thở của mình

Bạn có thể dùng 2 tay để che kín miệng và mũi. Hoặc bạn cũng có thể dùng cốc hoặc túi nilon che kín, sao cho không khí không thoát ra là được. Sau đó, bạn thôi hơi ra ngoài và hít vào bằng mũi để xem có mùi hôi hay không.

Ngửi trực tiếp hơi thở sẽ giúp bạn nhận biết miệng có mùi hôi hay không

Nhờ người khác kiểm tra hộ

Đây là cách nhận biết chính xác và khách quan hơn. Bạn có thể nhờ bạn bè, người thân của mình kiểm tra xem mình có đang bị hôi miệng hay không. Chỉ cần thông qua các cuộc nói chuyện với khoảng cách gần nhau, người khác sẽ nhận xét chính xác về tình trạng hơi thở của bạn.

Xem thêm: Răng nứt là gì? Những thông tin quan trọng cần biết

Khắc phục nước bọt có mùi hôi như thế nào?

Để khắc phục tình trạng nước bọt có mùi hôi hiệu quả, bạn cần phải biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu. Nếu bạn thở qua miệng hôi mà mũi không hôi thì nguyên nhân sẽ là do miệng. Còn nếu bạn thở qua miệng và mũi đều hôi như nhau thì có thể nguyên nhân do cơ thể, bạn cần đến các bệnh viện tai - mũi - họng để bác sĩ thăm khám cụ thể.

Nếu nguyên nhân do miệng, bạn có thể thực hiện như sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đầu tiên, bạn cần phải chọn được loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp để làm sạch các khe nướu, vi khuẩn. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, có thể súc miệng thật sạch sau mỗi bữa ăn.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch kẽ răng và làm sạch khoang miệng. Đừng quên cạo sạch lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.

Giữ ẩm miệng

Để giữ cho miệng luôn ẩm, giúp sản xuất nước bọt, bạn hãy uống nước thường xuyên và uống đủ lượng nước trong ngày (1,5-2l nước mỗi ngày). Ngoài ra, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt.

Thăm khám nha khoa

Nếu nguyên nhân hôi miệng do các bệnh lý răng miệng, bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể cho bạn. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

  • Điều trị sâu răng: Bác sĩ sẽ lấy sạch vết sâu sau đó trám răng để khôi phục hình dáng và màu sắc tự nhiên cho răng. Với những trường hợp sâu đến tủy thì sẽ thực hiện điều trị tủy, sau đó trám lại hoặc bọc sứ.

Điều trị viêm tủy sẽ giúp loại bỏ mùi hôi miệng

  • Điều trị viêm nướu: Bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng bằng sóng siêu âm để làm sạch vôi răng, mảng bám trong khoang miệng. Đồng thời, hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng tại nhà để giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, để loại bỏ tình trạng nước bọt có mùi hôi, bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm gây mùi, thay vào đó ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để làm sạch miệng và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, từ bỏ việc hút thuốc lá để giảm mùi hôi miệng và bảo vệ sức khỏe cơ thể.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về nguyên nhân, cách nhận biết và khắc phục tình trạng nước bọt có mùi hôi. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích, từ đó biết cách bảo vệ hàm răng của mình, lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.