TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng nứt là gì? Những thông tin quan trọng cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 440
Răng nứt là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân thường là do ăn nhai vật cứng, chấn thương do tai nạn, nghiến răng hoặc do men răng yếu, dễ nứt vỡ,... Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy tham khảo ngay những thông tin bên dưới.

Răng nứt thường gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt, khó chịu cho người mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến ăn nhai, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân khiến răng bị nứt thường là do va đập, do các thói quen xấu (dùng răng để nhai đá, mở nắp chai,...), hoặc do nghiến răng, men răng yếu,... Để điều trị tình trạng này, bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể.

Răng nứt là như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến nứt răng

Răng nứt là tình trạng bề mặt răng xuất hiện các vết nứt nhỏ hoặc lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng, thậm chí có thể dẫn đến mất răng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị nứt, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

Chấn thương do tai nạn

Trong nhiều trường hợp, răng bị nứt ngang, nứt dọc hoặc thậm chí có thể bị tách làm đôi do tai nạn, khiến răng vô tình bị đập vào những vật cứng.

Do các thói quen xấu

Những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị nứt vỡ nghiêm trọng như: dùng răng để nhai đá lạnh, mở nắp chai, cắn càng cua; hay ăn những thức ăn có nhiệt độ quá nóng, quá lạnh,...

Răng bị nứt do thói quen ăn nhai đồ cứng

Những thói quen này sẽ khiến răng bị yếu dần đi, lão hóa sớm so với tuổi. Điều này không chỉ gây nứt răng mà còn có thể khiến răng bị mất đi vĩnh viễn.

Những nguyên nhân khác

Răng nứt cũng có thể do thói quen nghiến răng khi ngủ, hay men răng yếu, răng bị sâu cần phải điều trị tủy,... Lúc này, răng sẽ yếu đi và rất dễ bị nứt vỡ khi có tác động so với những chiếc răng khỏe mạnh bình thường.

Các dạng nứt răng thường gặp

Tùy theo vị trí cũng như mức độ nứt răng mà có thể chia tình trạng này thành các dạng như:

Răng bị nứt dọc

Là tình trạng từ mặt nhai xuống chân răng xuất hiện một đường nứt chạy dọc. Mặc dù răng nứt không bị tách làm 2 phần nhưng lại làm tổn thương những mô bên trong răng.

Răng nứt ngang

Là tình trạng đường nứt đi ngang qua thân răng, thường bắt đầu từ một điểm ở trên răng và kéo dài sang các cạnh khác. Răng nứt ngang thường xuất hiện ở răng cửa.

Các dạng răng nứt thường gặp

Răng bị nứt từ đỉnh răng

Là tình trạng răng bị nứt từ đỉnh răng (nằm trên bề mặt cắn của răng). Phần đỉnh này nếu bị tổn thương thì răng rất dễ bị vỡ, gây đau nhức khi nhai cắn thức ăn.

Răng bị chẻ ra

Là tình trạng răng bị chẻ ra làm 2 phần, khe nứt bắt đầu từ chân răng đi tới bề mặt cắn. Tình trạng này thường là kết quả của việc răng bị nứt không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Những đường trầy xước

Là tình trạng men răng xuất hiện những đường nứt rất nhỏ, không gây đau đớn. Tình trạng này thường xuất hiện trên răng của người lớn, không cần phải điều trị.

Làm sao để nhận biết răng đã bị nứt?

Rất khó để nhận ra răng bị nứt vì triệu chứng rất đa dạng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như:

  • Đau nhức khi ăn nhai, nhất là khi cần phải nhai cắn với lực mạnh.
  • Răng trở nên nhạy cảm với đồ ngọt mà không hề có dấu hiệu sâu răng, bạn cũng cảm thấy khó chịu khi răng tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh.
  • Bạn có cảm giác cộm khi nhai thức ăn.
  • Tại vị trí răng bị tổn thương hoặc xung quanh vùng răng này bị sưng tấy.
  • Khi tình trạng đã nặng hơn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, có thể nhìn thấy các vết nứt trên bề mặt răng khi nhìn vào gương.

Răng bị nứt cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên và nghi ngờ răng bị nứt, bạn nên tìm đến bác sĩ giỏi để được kiểm và xác định tình trạng, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về sưng lợi hàm trên

Bị nứt răng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, nứt răng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Bởi khi răng bị nứt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó gây viêm nhiễm, đau nhức.

Lúc này, nếu không được xử lý đúng cách, vi khuẩn có thể lây lan và dẫn đến viêm tủy, áp xe răng, thậm chí là mất răng. Bên cạnh đó, nứt răng cũng khiến cấu trúc răng bị suy yếu, giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.

Nứt răng khiến cấu trúc răng bị suy yếu

Răng nứt có thể tự lành lại được không?

Không giống các bộ phận khác trên cơ thể, răng nứt không thể tự lành lại vì men răng không có khả năng tự chữa lành vết thương, không có khả năng tái tạo như các mô khác.

Tuy nhiên, với sự phát triển của nha khoa hiện đại, bạn không phải quá lo lắng về vấn đề này. Bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để khôi phục thẩm mỹ và chức năng cho răng nứt một cách dễ dàng.

Răng nứt không thể tự lành lại

4 Cách điều trị răng nứt tại nha khoa hiệu quả

Tùy theo tình trạng răng nứt mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu như răng nứt nhẹ, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như cấu trúc răng, hoạt động ăn nhai, bạn có thể chăm sóc răng miệng tại nhà mà không cần can thiệp Y khoa. Tuy nhiên, bạn vẫn phải theo dõi thường xuyên tình trạng răng nứt để có thể xử lý kịp thời khi có tiến triển nặng hơn.

Răng nứt nhẹ cần theo dõi để xử lý kịp thời

Nếu như vết nứt răng lớn, ảnh hưởng thẩm mỹ và gây đau nhức, ê buốt, khó khăn khi ăn nhai thì bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp như sau:

Trám răng

Đây là phương pháp sử dụng vật liệu trám (thường là composite) để lấp đầy vết nứt, khôi phục lại hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai của răng, từ đó bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại và giảm thiểu cảm giác đau nhức, ê buốt.

Kỹ thuật trám răng bị nứt

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật khá đơn giản nên quá trình trám răng diễn ra rất nhanh chóng.
  • Bảo tồn được cấu trúc răng thật, vật liệu trám an toàn và không gây hại cho răng.
  • Chi phí thấp nhất trong các phương pháp điều trị nứt răng.

Nhược điểm:

  • Chỉ áp dụng trong những trường hợp răng bị nứt nhẹ.
  • Dễ bị bong tróc, đổi màu, nhất là trường hợp trám răng cửa.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng. Bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt mô răng thật, sau đó sẽ bọc mão răng sứ bên ngoài. Trong trường hợp răng bị nứt vỡ làm ảnh hưởng đến tủy thì bác sĩ sẽ điều trị tủy trước rồi mới tiến hành bọc răng sứ.

Bọc răng sứ được nhiều người lựa chọn

Ưu điểm:

  • Răng sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước tự nhiên như răng thật, mang lại tính thẩm mỹ cao.
  • Khả năng chịu lực tốt, khôi phục khả năng ăn nhai hoàn hảo.
  • Độ bền cao, có thể tồn tại 10 - 15 năm.

Nhược điểm:

  • Cần phải mài đi một phần cấu trúc răng thật.
  • Chi phí cao hơn so với mài răng.

Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer là phương pháp thường được áp dụng cho những trường hợp răng nứt nhỏ. Bác sĩ sẽ mài một phần bề mặt ngoài của răng (có những trường hợp không cần mài), sau đó dán một lớp sứ mỏng lên bề mặt răng, từ đó che phủ vết nứt, cải thiện thẩm mỹ cho răng.

Phương pháp mặt dán sứ Veneer

Ưu điểm:

  • Hạn chế xâm lấn, bảo tồn tối đa cấu trúc răng.
  • Tính thẩm mỹ cao, mặt dán sứ có màu sắc tự nhiên, độ trong bóng như răng thật.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian.
  • Độ bền cao, độ chịu lực tốt, khôi phục khả năng ăn nhai tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Nhổ răng

Trường hợp răng bị nứt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tủy răng cũng như các dây thần kinh, không thể bảo tồn được, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Việc nhổ răng sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm và không gây hại đến các răng còn lại.

Nhổ răng và trồng răng Implant trong trường hợp răng nứt không thể bảo tồn được nữa

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm khi mất răng, khôi phục thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai một cách hoàn hảo, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant.

Phòng tránh nứt răng như thế nào?

Không thể phòng tránh hoàn toàn tình trạng nứt răng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để ngăn ngừa tình trạng này.

Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Chăm sóc răng miệng đúng cách là việc làm quan trọng để phòng ngừa tình trạng răng nứt. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa flour và bàn chải lông mềm, lưu ý chải răng một cách nhẹ nhàng theo chiều dọc, tránh chải quá mạnh theo chiều ngang.

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng. Đồng thời sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để loại bỏ vụn thức ăn trong các kẽ răng.

Tránh các thói quen xấu có hại cho răng

Một số thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây tổn hại cho răng và dẫn đến nứt răng.

  • Không cắn, nhai các vật dai cứng để tránh tạo áp lực lên răng, làm nứt răng.
  • Sử dụng máng chống nghiến nếu như bạn có tật nghiến răng khi ngủ.

Không cắn nhai vật cứng

Thăm khám răng miệng định kỳ

Thăm khám răng miệng định kỳ tại nha khoa tốt không chỉ giúp phát hiện sớm tình trạng răng nứt hay các vấn đề về răng, mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt hơn.

Thăm khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Từ những thông tin trên có thể thấy, răng nứt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Nếu phát hiện các dấu hiệu nứt răng, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp nhất cho bạn nhé!