TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những triệu chứng của bệnh ung thư miệng bạn cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 5,810
Ung thư miệng được xem là bệnh ác tính, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Bệnh này có những triệu chứng khá giống với những bệnh viêm nhiễm ở miệng nên nhiều người chủ quan, thường bỏ qua không đi khám kịp thời. Điều này dễ dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém mà không mang lại hiệu quả cao.

Bệnh ung thư miệng là một căn bệnh khủng khiếp đối với con người. Cho đến nay, Y học hiện đại vẫn chưa thể chữa khỏi căn bệnh này. Theo thống kê cho thấy, ung thư miệng chiếm 5-10% tổng số các bệnh ung thư ở người. Bệnh dễ xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là nam giới trên 45 tuổi. Ngoài ra, những người hút thuốc và uống rượu bia cũng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Triệu chứng nhận biết bệnh ung thư miệng

Triệu chứng sớm của bệnh ung thư thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm khoang miệng thông thường. Cho nên, rất nhiều người bệnh chủ quan không đi thăm khám và điều trị sớm. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh ung thư miệng mà bạn cần lưu ý:

Gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt

Sự linh hoạt hạn chế của lưỡi có thể gây khó nhai, nuốt hoặc nói, hoặc mất cảm giác ở một bên lưỡi, tất cả đều cần được kiểm tra sớm. Ngoài ra, còn có các biểu hiện bất thường về dây thần kinh mặt, tê bì, chảy máu cam không rõ nguyên nhân và các hiện tượng khác…

Sưng hạch

Ung thư hạch thường di căn đến các hạch bạch huyết lân cận ở cổ, đôi khi khối u nguyên phát còn nhỏ, thậm chí không có triệu chứng rõ ràng nhưng các hạch bạch huyết ở cổ đã di căn. Vì vậy, khi các hạch bạch huyết ở cổ đột nhiên to lên, bạn cần tiến hành chụp CT để kiểm tra xem hạch có phải do ung thư hay không.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư miệng

Sự thay đổi về màu da trong khoang miệng

Nếu niêm mạc miệng bị đổi màu, nhợt nhạt hoặc đen có nghĩa là các tế bào biểu mô của niêm mạc miệng đang thay đổi. Đặc biệt, niêm mạc miệng thô ráp, dày lên hoặc cứng lại, niêm mạc miệng có màu trắng hoặc đỏ, rất có thể đây là biến chứng của bệnh ung thư.

Răng lung lay không rõ nguyên nhân

Một phần nào đó của cơ quan bị phồng lên khiến khuôn mặt bị lệch. Răng lung lay và rụng đột ngột, khó nhai thức ăn như đeo răng giả, tê và đau vùng vòm họng, tình trạng không thay đổi sau điều trị thì nên đề phòng ung thư miệng.

Loét miệng kéo dài

Các vết loét miệng thường xuất hiện và khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu quá thời gian này mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo triệu chứng nóng rát thì bạn nên cảnh giác và đi khám ngay để kiểm tra xem có phải nguy cơ ung thư khoang miệng hay không.

Chảy máu bên trong khoang miệng

Chảy máu là dấu hiệu nguy hiểm mà bạn cần lưu tâm. Bởi nếu khối u trong khoang miệng xuất hiện và đang phát triển thì chỉ cần một tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây ra chảy máu.

Ngoài các dấu hiệu trên, bệnh ung thư miệng cũng có thể gây ra các hiện tượng bất thường khác ở thần kinh mặt, cảm giác tê, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân. Nếu để ý và phát hiện bất thường sớm thì việc thăm khám để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Chẩn đoán và điều trị ung thư miệng như thế nào?

Biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh ung thư miệng, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như sau:

  • Sờ nắn hạch dưới hàm, dưới cằm, cổ,…
  • Nội soi khoang miệng, họng, thực quản, mũi,… kết hợp với sinh thiết.
  • Khám toàn thân nhằm tìm các dấu hiệu di căn, bệnh lý khác hoặc đánh giá khả năng điều trị.
  • Xét nghiệm gen và protein trong mô sinh thiết.
  • Chụp CT cắt lớp, chụp MRI để phát hiện tình trạng xâm lân của khối u đến các vị trí khó thăm khám lâm sàng.

Cần thăm khám bác sĩ kịp thời khi phát hiện những bất thường

Phương pháp điều trị

Tùy vào mức độ bệnh cũng như thể trạng của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh ung thư miệng phù hợp. Thông thường sẽ có 3 phương pháp điều trị chủ yếu:

  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể áp dụng trong những trường hợp phát hiện bệnh ung thư miệng ở giai đoạn đầu. Tùy vào sự tiến triển của khối u mà có thể áp dụng các mức độ phẫu thuật khác nhau như: cắt bỏ khối u đơn thuần, cắt u và nạo vét hạch cổ, cắt u và nạo vét hạch cổ kèm theo phẫu thuật tái tạo.
  • Xạ trị: Thường được áp dụng vào trước hoặc sau khi phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị. Phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như: khô miệng, chảy máu khoang miệng, sâu răng, hoại tử xương hàm,…
  • Hóa trị: Đây là phương pháp dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, có thể kết hợp với xạ trị để làm tăng thêm hiệu quả. Việc điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, rụng tóc,…

Phương pháp hóa trị ung thư

Cách phòng bệnh ung thư khoang miệng

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói rất phổ biến. Do đó, để phòng ngừa bệnh ung thư miệng và tránh những hậu quả đáng tiếc do bệnh lý này gây ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích khác. Điều trị sẽ giúp các tế bào khoang miệng tránh tiếp xúc với hóa chất gây ung thư.
  • Tăng cường bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất.
  • Với ung thư môi thì cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Tốt nhất nên dùng kem bảo vệ môi và kem chống nắng trước khi đi ra ngoài.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần tại các phòng khám nha khoa uy tín.

Cần thăm khám răng miệng định kỳ tại các nha khoa uy tín để phòng ngừa bệnh ung thư miệng

Bệnh ung thư miệng tương đối khó phát hiện. Vì thế khi có những bất thường đã đề cập ở trên, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm theo Hotline 1900 56 5678 để được các chuyên gia hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất.