TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những dấu hiệu mọc răng trẻ em

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,668
Cảm giác trông thấy bé yêu của mình nhú những chiếc răng xinh xắn thật hạnh phúc đúng không nào ba mẹ? Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nên ba mẹ hãy đọc những dấu hiệu mọc răng trẻ em trong bài viết này để có thể chăm sóc tốt hơn cho trẻ nhé!

Những dấu hiệu mọc răng trẻ em mà ba mẹ có thể nhận biết bao gồm sưng đỏ nướu, nứt nướu, chảy dãi, sốt, trẻ quấy khóc, chán ăn, thích gặm cắn đồ vật…

Khi trẻ mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nên ba mẹ cần lưu ý vỗ về trẻ nhiều hơn, cho trẻ uống nhiều nước và chăm sóc đúng cách để trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhé!

Khi nào trẻ mọc răng sữa?

Trước khi chia sẻ những dấu hiệu mọc răng trẻ em đến ba mẹ, Nha khoa Nhân Tâm mời ba mẹ cùng tìm hiểu mốc thời gian trẻ mọc răng sữa để có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng nhé.

Trên thực tế, không có mốc thời gian cố định cho việc mọc răng ở trẻ. Theo khảo sát thống kê, khoảng 99% trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên trước khi trẻ được 1 tuổi. Hầu hết trẻ khoảng 6-8 tháng tuổi là sẽ bắt đầu mọc răng. 1% còn lại là những trẻ mọc răng muộn hơn (sau 12 tháng tuổi).

Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên trước 12 tháng tuổi

Ba mẹ cần biết rằng, mầm răng đã hình thành bên dưới nướu trước khi trẻ chào đời và mầm răng sẽ nhú ra khỏi nướu để tạo thành răng bất kỳ lúc nào sau khi trẻ chào đời nên nếu như trẻ phát triển bình thường cả về thể chất và trí não thì ba mẹ không cần quá lo lắng khi con mọc răng chậm hơn so với các bạn cùng tuổi.

Nếu sau 18 tháng mà bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì ba mẹ cần cho trẻ thăm khám nha khoa gần đây để bác sĩ kiểm tra xem có điều gì bất thường trong quá trình hình thành và phát triển răng hay không, từ đó Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết và đưa ra giải pháp phù hợp.

Những dấu hiệu mọc răng trẻ em

Dưới đây là những dấu hiệu mọc răng trẻ em thường gặp, ba mẹ hãy xem bé nhà mình có những dấu hiệu này không nhé:

  • Khi mọc răng, trẻ sẽ có dấu hiệu chảy dãi nhiều vì dây thần kinh V bị kích thích khiến trẻ tiết nhiều nước bọt, trong khi đó khoang miệng trẻ còn nông và trẻ chưa thuần thục các kỹ năng xử lý nước bọt nên gây chảy dãi ra ngoài.

Trẻ mọc răng thường hay chảy dãi

  • Khu vực nướu tại vị trí răng mọc sẽ bị sưng tấy, đỏ. Sau đó nướu sẽ bị nứt ra để răng mọc lên.
  • Giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy đau và khó chịu nên sẽ quấy khóc nhiều hơn. Nhiều trẻ gặp tình trạng mọc răng bỏ bú, chán ăn, mệt mỏi, trằn trọc, cáu gắt.
  • Bé sẽ có xu hướng thích cho tay vào miệng cắn hoặc nhai, cắn, gặm các đồ vật xung quanh.

Trẻ thích gặm đồ vật do bị ngứa nướu

  • Một số trường hợp trẻ sẽ bị sốt khi mọc răng, nhưng thông thường mọc răng chỉ bị sốt. Nếu trẻ sốt cao không hạ, quấy khóc không ngừng thì rất có thể trẻ sốt do bệnh lý, ba mẹ cần cho trẻ khám chuyên khoa để được Bác sĩ hỗ trợ.
  • Có những trường hợp trẻ có thể nổi mẫn quanh miệng và “xì xoẹt” nhiều lần trong ngày khi bắt đầu mọc răng sữa.

Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào?

Nếu ba mẹ nhận thấy con xuất hiện các dấu hiệu mọc răng trẻ em như đã đưa ra ở trên thì ba mẹ hãy chuẩn bị tâm lý là con sẽ quấy hơn bình thường, ba mẹ cần bình tĩnh và áp dụng những cách sau đây để chăm sóc trẻ tốt hơn:

  • Trẻ mọc răng sữa sẽ thường bị đau nhức, do đó ba mẹ hãy cho trẻ ăn những món mềm, dễ tiêu vì thực phẩm cứng sẽ khiến răng trẻ bị đau nhiều hơn và còn tăng nguy cơ tổn thương mô nướu.
  • Trẻ mọc răng có thể chán ăn, bỏ ăn. Dù lo lắng nhưng ba mẹ không nên ép trẻ ăn để tránh làm trẻ thêm bức bối, khó chịu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là trẻ sốt mọc răng để bù nước cho trẻ.
  • Khi mọc răng trẻ có khuynh hướng quấy khóc và rất cần sự ôm ấp dỗ dành của ba mẹ nên ba mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn cho trẻ nhé.

Ba mẹ nên ôm ấp dỗ dành trẻ nhiều hơn khi trẻ đau do mọc răng

  • Việc vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng để tránh vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Với trẻ nhỏ ba mẹ hãy dùng gạc thấm nước muối sinh lý để lau sạch nướu răng và rơ lưỡi cho bé. Với trẻ lớn hơn, ba mẹ cần đánh răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp độ tuổi.
  • Để giúp trẻ giảm khó chịu, ba mẹ có thể sử dụng các món đồ gặm nướu cho vào tủ mát để làm lạnh và lấy ra cho trẻ gặp sẽ có tác dụng làm dịu nướu, giảm đau răng.

  • Vì ngứa nướu nên bé sẽ thích ngậm và cắn tất cả các đồ vật xung quanh, ba mẹ cần lưu ý không để vật dụng nguy hiểm gần bé, đồ chơi của bé cần được vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ.
  • Nếu trẻ đau và sốt, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ để cho trẻ uống thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn.

Ba mẹ cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để giúp khoang miệng trẻ sạch sẽ

Nắm được những dấu hiệu mọc răng trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh đỡ lo lắng và bối rối khi lần đầu làm ba làm mẹ. Hãy theo dõi Nha khoa Nhân Tâm để cập nhật những kiến thức chăm sóc răng trẻ em bổ ích ba mẹ nhé!