TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nhiệt miệng uống nước gì? 5 loại đồ uống xua tan nhiệt miệng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,429
Nhiệt miệng là tình trạng xảy ra phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Đây không phải vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng lại gây cho ta nhiều phiền toái, cản trở hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể bổ sung dưỡng chất thông qua các loại nước uống để giúp thanh nhiệt cơ thể và mau lành vết loét. Vậy thì nhiệt miệng uống nước gì mau khỏi? Sau đây sẽ là gợi ý về một số loại đồ uống xua tan nhiệt miệng hiệu quả.

Nhiệt miệng uống nước gì? Để giảm cảm giác đau rát, làm dịu vết loét, rút ngắn thời gian hồi phục, bạn có thể sử dụng trà hoa cúc mật ong, bột sắn dây, nước cam, nước rau má, nước diếp cá,…

Nếu sau một thời gian sử dụng mà tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ.

Nhiệt miệng uống nước gì?

Nói về nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, Đông Y cho rằng các nốt nhiệt xuất hiện do tình trạng nóng trong người. Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng nước và dưỡng chất thiết yếu là cực kỳ quan trọng.

Bạn nên uống đủ mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước. Ngoài nước lọc ra bạn cũng nên uống các loại nước mát để nhanh chóng xua tan nhiệt miệng như:

Bột sắn dây

Khi nói đến các thực phẩm có tính mát và khả năng thanh nhiệt, giải độc cho có thể thì không thể vắng mặt bột sắn dây. Uống bột sắn dây sẽ giúp các vết loét trong khoang miệng nhanh chóng dịu đi.

Tuy nhiên, cũng vì tính hàn của chúng mà bạn chỉ nên uống mỗi ngày 1 cốc. Ngoài ra, để tránh bị đau bụng hay tiêu chảy, bạn nên dùng nước nóng khi pha sắn dây để làm chín tinh bột.

Trà hoa cúc mật ong

Trà hoa cúc mật ong cải thiện nhiệt miệng

Nếu bạn đang băn khoăn không rõ nhiệt miệng uống nước gì tốt thì một gợi ý tuyệt vời bạn không thể bỏ qua đó là trà hoa cúc mật ong.

Thức uống kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ giúp bạn giảm viêm loét và giảm đau hiệu quả nhờ công dụng khử trùng của mật ong và kháng viêm của hoa cúc.

Nước rau má

Rau má đã nổi tiếng từ lâu với công dụng giải nhiệt và làm mát cơ thể nhờ vào tính hàn của chúng. Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa chất triterpenoids giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi các vết loét.

Vậy nên, nếu các nốt nhiệt làm phiền bạn thì hãy sử dụng nước rau má mỗi ngày nhưng không nên uống quá 6 tuần liên tiếp nhé.

Nước rau diếp cá

Tương tự như rau má, diếp cá cũng là một loại thảo dược có tính mát giúp giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra, uống nước diếp cá còn đem lại công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ quá trình chữa trị nhiệt miệng.

Nước cam

Nước cam giúp bổ sung vitamin C, tăng đề kháng và chống lại vi khuẩn gây hại

Khi mới nghe bạn có thể thấy hơi bất ngờ khi đáp án cho câu hỏi nhiệt miệng uống nước gì tốt lại là nước cam bởi cam và những loại trái cây cùng họ đều có tính axit nhưng trong thời gian bị nhiệt miệng, bạn cần bổ sung vitamin C cho cơ thể để tăng đề kháng và chống lại các vi khuẩn gây viêm loét miệng.

Sử dụng nước cam lạnh sẽ giúp bạn giảm sưng tây tại vị trí bị loét. Những dưỡng chất như folate, vitamin B trong nước cam còn giúp kích thích sản sinh tế bào mới, rút ngắn thời gian lành thương, hạn chế thương tổn niêm mạc. Bạn có thể sử dụng ống hút để uống nếu lo lắng nước cam khiến vết thương đau rát.

Xem thêm: Người bị nhiệt miệng ở má trong cần điều trị thế nào?

Lưu ý khi khi sử dụng các loại nước cải thiện nhiệt miệng

Khi sử dụng các loại thức uống nêu trên để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Không nên quá lạm dụng và sử dụng liên tục trong thời gian quá dài vì việc dư thừa chất nào đó trong cơ thể đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt.
  • Khi sử dụng nếu có các triệu chứng bất thường như nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,… thì nên ngưng sử dụng và báo lại với bác sĩ để khắc phục kịp thời.

Ngưng sử dụng các loại thức uống trị nhiệt miệng nếu có dấu hiệu bất thường

  • Kết hợp với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Tránh ăn các món cay, nóng, nhiều dầu mỡ, quá mặn, quá chua,…
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng, dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa.
  • Vận động thể chất, tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng, giảm căng thẳng, stress.

Mong rằng với các thức uống đã gợi ý trên đây, bạn đã giải đáp được băn khoăn nhiệt miệng uống nước gì và chọn được cho mình loại đồ uống phù hợp nhất. Những trường hợp nhiệt miệng nặng nên kết hợp với việc thăm khám và điều trị tại phòng khám nha khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất.