TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Người bị nhiệt miệng ở má trong cần điều trị thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 18.103
Bị nhiệt miệng ở má trong cần làm gì để khắc phục? Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết là gì? Mặc dù xảy ra khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng về tình trạng này. Vậy hãy để Nha khoa Nhân Tâm giải đáp các băn khoăn của bạn về bệnh lý này qua bài viết sau đây.

Bị nhiệt miệng ở má trong xuất hiện với những vết loét nhỏ, nông tại lớp niêm mạc trong khoang miệng do thiếu hụt một số dưỡng chất, dị ứng với vi khuẩn trong miệng, thành phần kem đánh răng, thực phẩm, thay đổi nội tiết hoặc tổn thương niêm mạc miệng,…

Khi gặp tình trạng này bạn cần chú ý hơn đến vấn đề ăn uống, vệ sinh khoang miệng vào trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng đau rát kéo dài và ngày càng nghiêm trọng.

Bị nhiệt miệng ở má trong là do đâu?

Theo dân gian, nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là do tình trạng nóng trong. Theo lý giải của Đông Y, nhiệt miệng là nhiệt độc, hỏa độc bốc lên từ tỳ, vị gây lở loét, nóng rát. Tình trạng này xảy ra khi thời tiết nắng nóng hoặc do ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu,…

Còn theo y học hiện đại, mặc dù cơ chế sinh ra nhiệt miệng chưa được xác định rõ ràng nhưng tình trạng này thường liên quan tới các yếu tố sau:

  • Thiếu hụt dưỡng chất: Người thiếu hụt một trong số các chất như sắt, kẽm, acid folic, vitamin A, B12, C, protein,… có thể bị nhiệt miệng ở má trong.
  • Dị ứng với các loại vi khuẩn trong miệng.
  • Dị ứng với chất natri lauryl sulfate có trong một số sản phẩm nước súc miệng, kem đánh răng.
  • Nhạy cảm với một số loại thực phẩm như socola, cacao, cà phê, phô mai, trái cây họ cam chanh, các loại hạt,…

Thực phẩm là một trong những yếu tố gây nên nhiệt miệng

  • Căng thẳng, lo âu, stress.
  • Nội tiết tố thay đổi trong thời gian mang thai hoặc gần tới kỳ kinh nguyệt.
  • Thương tổn tại niêm mạc miệng do ăn thực phẩm quá khô, quá cứng, đeo khí cụ chỉnh nha, tai nạn, chải răng quá mạnh, cắn phải má,…

Triệu chứng khi bị nhiệt miệng ở má trong

Tình trạng nhiệt miệng xuất hiện với những vết loét nhỏ, nông tại lớp niêm mạc trong khoang miệng. Không chỉ tại khu vực má trong, bạn còn có thể bị nhiệt ở mặt dưới lưỡi, rìa lưỡi, sàn miệng, nướu, bờ trong của môi hoặc vòm họng.

Khi gặp tình trạng này, bạn có thể thấy trong miệng xuất hiện các nốt nhiệt có kích cỡ nhỏ khoảng vài milimet, hình hơi tròn, ở giữa vết loét có màu hơi vàng, trắng hoặc xám, bờ xung quanh thường tấy đỏ.

Nhiệt miệng ở bất kì vị trí nào trong khoang miệng đều gây ra cảm giác khó chịu, đau rát khiến người mắc khó nói chuyện và ăn uống.

Tình trạng nhiệt miệng

Bị nhiệt miệng ở má trong cần làm gì để khắc phục

Bị nhiệt miệng ở má trong mặc dù không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày và cả công việc của mỗi chúng ta. Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng thông thường, bạn cần giải quyết nguyên nhân dẫn đến nhiệt, giảm đau rát và chăm sóc răng miệng chu đáo để nốt nhiệt nhanh lành.

Một số biện pháp đơn giản sau đây sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng nhiệt miệng:

  • Không ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn quá mặn, quá chua để không làm kích ứng và đau rát khu vực bị nhiệt.
  • Súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý sau khi chải răng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giữ cho vùng niêm mạc đang gặp tổn thương luôn sạch sẽ.
  • Ngậm đá viên để giảm cảm giác đau rát, giúp bạn thoải mái, dễ chịu hơn.
  • Ăn bổ sung nhiều rau xanh, nên ăn các loại rau mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn để giảm chứng nhiệt miệng

  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bổ sung các dưỡng chất đang thiếu hụt bằng viên uống hoặc thực phẩm.
  • Nếu nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng ở má trong là do khí cụ chỉnh nha thì bạn nên thông báo cho bác sĩ để khắc phục kịp thời.

Cách phòng tránh bị nhiệt miệng ở má trong

Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiệt miệng một cách hiệu quả:

  • Không sử dụng các thực phẩm được xác định là nguyên nhân hoặc yếu tố làm tăng nguy cơ miệng miệng của bản thân bạn.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên, tránh gây tổn thương niêm mạc miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên để phòng tránh nhiệt miệng

  • Tránh các căng thẳng, mệt mỏi và học cách thư giãn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa nếu bạn dễ bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết nào đó để biết cách bổ sung hiệu quả và an toàn.

Hy vọng sau khi tham khảo các thông tin trong bài viết, bạn đã nắm được các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng cách phòng tránh và khắc phục khi bị nhiệt miệng ở má trong. Hãy liên hệ với các bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm qua số điện thoại 1900 56 5678 nếu bạn cần hỗ trợ nhé.