TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị nghiến răng khi ngủ

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 7,292
Nghiến răng khi ngủ là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống nên khi mắc phải tật này, rất nhiều người đã suy nghĩ đơn giản khiến dẫn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm.

Nghiến răng khi ngủ là một hình thức rối loạn vận động trong giấc ngủ khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Nghiến răng khi ngủ không những gây khó chịu cho người ngủ kế bên mà còn là biểu hiện của một một số bệnh lý, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ.

Nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng là một hoạt động có khả năng gây quá tải hệ thống nhai, nguyên nhân chủ yếu vẫn chưa thể biết rõ. Tuy nhiên, bệnh thường đi kèm với tình trạng rối loạn khớp cắn, stress, dị ứng và liên quan đến tư thế ngủ. Không may, hiện nay lại có rất ít dữ liệu về nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh. Do đó, việc đánh giá và điều trị thận trọng chính là cách tốt nhất để đưa ra các chỉ định đúng.

Nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai và có thể gây các chấn thương đến khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng đến chức năng của cơ, qua đó tạo tác động đến khớp thái dương hàm. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào của khớp cắn đều ảnh hưởng đến cả cơ và khớp. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tật nghiến răng. Hậu quả có thể gây ra đau khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nghiến răng khi ngủ chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên có nhiều ý kiến chỉ nghiến răng thường có liên quan đến các yếu tố sau:

Yếu tố tâm lý xã hội

  • Stress: Căng thẳng đi kèm với lo âu, gây kìm nén có thể kích hoạt các hoạt động của não bộ. Điều này làm tăng kích thích thần kinh, từ đó có thể gây nên tất cả các phản ứng của nghiến răng.

Stress là một trong những nguyên nhân của tình trạng nghiến răng khi ngủ

  • Tính cách: Những người có tính cách mạnh mẽ, dễ kích động thường có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi: Nghiến răng thường gặp ở người trẻ và thường biến mất khi lớn hơn.

Yếu tố di truyền

Những người có người thân trong gia đình đang hoặc đã từng mắc bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cũng bị bệnh này. Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có một mức độ liên quan đến yếu tố di truyền trong việc phát triển tật nghiến răng. 21 – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có người thân trong gia đình từng mắc bệnh trước đây. Điều này chỉ ra rằng yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.

  • Các loại thuốc và chất kích thích

Một số tác dụng phụ của các loại thuốc và thuốc gây nghiện sẽ làm tăng nguy cơ nghiến răng như: Thuốc chủ vận và đối kháng dopamine. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Rượu, bia, cocaine..

  • Yếu tố tại chỗ

Cản trở cắn khớp có thể là một trong những vấn đề gây bệnh. Chúng cản trở đường đi của vận động ăn nhai bình thường. Nguyên nhân có thể xuất hiện ở một răng hoặc một nhóm răng.

Yếu tố toàn thân

  • Dị ứng: Do bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thức ăn. Đây có thể là những nguyên nhân của nghiến răng trầm trọng ở trẻ em (Marks, 1980).
  • Rối loạn dinh dưỡng, nội tiết, tiết niệu cũng là những yếu tố thuận lợi gây bệnh, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

Nghiến răng ở trẻ em phổ biến hơn ở người lớn

  • Thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng gây ảnh hưởng đến bệnh.

Các rối loạn thần kinh trung ương có thể liên quan:

  • Chứng bại não.
  • Bệnh Down.
  • Bệnh Huntington.
  • Bệnh Leigh.
  • Động kinh.
  • Stress sau chấn thương.
  • Nhiễm khuẩn màng não.
  • Bệnh Parkinson.
  • Hội chứng Rett.
  • Yếu tố bản năng

Một số nghiên cứu cho rằng các thói quen nghiến răng khi ngủ thuộc về bản năng, là hoạt động tập tính của loài có vú. Mục đích là để duy trì sự sắc bén của hàm răng.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý sau trồng răng Implant

Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ phần lớn không gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu khách hàng nghiến răng với mức độ nặng và thường xuyên có thể gây ra một số tác hại như: tổn thương xương hàm, tổn thương răng, ảnh hưởng đến các phục hình răng, răng trở nên nhạy cảm do mòn thậm chí có thể gãy răng, căng đầu, rối loạn khớp thái dương hàm, đau-nhức đầu, đau mặt hoặc đau hàm nặng, biến dạng khuôn mặt…

Nghiến răng khi ngủ có thể dẫn đến đau nhức đầu

Khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ ở mức độ thường nhẹ không cần điều trị. Tuy nhiên, phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc trong các trường hợp nặng và có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều trị nghiến răng với mục đích giảm đau, giảm ảnh hưởng đến phục hình, răng, khớp thái dương hàm và hạn chế nghiến răng tiếp diễn:

  • Điều trị kiểm soát stress: thử nghe nhạc, tắm với nước ấm hoặc luyện tập thể dục nhẹ nhàng.

Nghe nhạc là cách giúp giảm stress hiệu quả

  • Thay đổi thói quen vận động và điều chỉnh hàm: Điều chỉnh các thói quen vận động hàm thường sẽ mất nhiều thời gian và cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.
  • Can thiệp nha khoa: Một số loại máng có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, giúp hạn chế nghiến răng. Dụng cụ bảo vệ hàm này có thể được chế tác từ vật liệu mềm hoặc acrylic cứng, phù hợp với hàm trên và dưới của từng người.

Nghiến răng khi ngủ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng kéo dài dai dẳng và có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với sức khoẻ răng miệng. Điều trị nghiến răng đòi hỏi sự kiên trì và sự phối hợp của khách hàng. Nếu còn điều gì thắc mắc, cần hỗ trợ tư vấn, hãy liên hệ ngay với nha khoa Nhân Tâm để được giải đáp chi tiết nhất!