TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 6,239
Bệnh răng miệng ở trẻ em không chỉ có mỗi sâu răng nhưng nó lại là căn bệnh chính gây ra các bệnh khác như viêm nướu, viêm tủy,… Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ có rất nhiều. Việc biết được nguyên nhân cụ thể sẽ giúp phòng ngừa và điều trị triệt để bệnh lý này.

Sâu răng ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: do bú bình, do men răng sữa yếu, viêm nướu, chế độ ăn chứa nhiều đường và tinh bột, vệ sinh răng miệng không kỹ, thói quen sinh hoạt sâu, tình trạng thiếu fluor,… Trẻ bị sâu răng có thể đau nhức, khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như các vấn đề về sức khỏe.

Điểm danh những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Sâu răng sữa

Răng sữa rất dễ bị sâu do men răng còn mỏng, dễ bị vi khuẩn ăn mòn. Những vết sâu trên răng sữa phát triển rất nhanh và có thể nhanh chóng ăn sâu vào tủy nếu không điều trị kịp thời, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này.

Nếu các bé có hiện tượng nhức răng, răng có điểm vàng nâu, trắng đục thì các mẹ nên cho bé tới gặp nha sĩ để kiểm tra và điều trị ngay vì rất có thể răng bé đã bị sâu răng, thậm chí là sâu tới tận tủy gây ra đau nhức.

Sâu răng do bú bình

Bú bình, uống nước trái cây cả ngày là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị sâu răng dù các mẹ vẫn khăng khăng là trẻ không hề ăn đồ ngọt. Lý do là trong sữa và nước trái cây có lượng đường khá cao, dễ gây sâu răng khi đường được tích tụ thời gian dài trong răng.

Sâu răng do bú bình là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm nướu

Ăn vặt nhiều, không đánh răng trước khi đi ngủ sẽ rất dễ gây bệnh viêm nướu ở trẻ. Biểu hiện của bệnh là nướu răng bị chảy máu khi đánh răng, có màu đỏ, sưng phồng,… Nguyên nhân chính là do vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám trên răng phát triển dần qua thời gian tác động tạo nên vết viêm, lâu dần sẽ sinh ra sâu răng ở trẻ.

Sâu răng do thức ăn

Các loại thức ăn là kẻ thù của bệnh răng miệng có rất nhiều, trong đó đặc biệt phải kể đến những thực phẩm có nhiều chất đường, như:

  • Đồ ăn ngọt: bánh, kẹo, nước ngọt, trà sữa, sữa,…
  • Thức ăn dẻo, dính: bánh, kẹo dẻo, xôi, bánh cốm, khoai tây, khoai lang,…
  • Thức ăn vặt đường phố: xoài dầm chua, cóc ngâm, kem,...

Các dấu hiệu sâu răng ở trẻ em

Các bậc phụ huynh nên lưu ý đến các dấu hiệu sâu răng ở trẻ để có thể kịp thời khắc phục nhằm giữ răng của bé được chắc khỏe, bền đẹp. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Răng bé bị đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn đồ ngọt, đồ lạnh, đồ nóng,…
  • Hơi thở của bé có mùi hôi kéo dài.
  • Nhìn bằng mắt thường có thể thấy vết sâu trên răng (là đốm màu trắng ngà hay chấm đen trên răng).

Cần lưu ý các dấu hiệu sâu răng ở trẻ để kịp thời điều trị

Những ảnh hưởng khôn lường khi trẻ bị sâu răng

Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ em vẫn còn là răng sữa nên khi bị sâu răng, răng hư hỏng thì chỉ cần nhổ bỏ đi để răng vĩnh viễn mọc lên là được. Thế nhưng thực chất khi răng bị sâu, dù là răng sữa đều sẽ gây nên những tác hại khôn lường, trong đó có thể kể đến như:

  • Sâu răng ở trẻ nếu làm tổn thương đến tủy răng thì có thể gây viêm tủy, từ đó dẫn đến hoại tử tủy, áp xe răng (mủ trong răng).
  • Sâu răng khiến trẻ bị đau nhức, ê buốt, khó chịu, không thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
  • Sâu răng còn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm hạch, viêm tủy xương, viêm xoang hàm, viêm mô tế bào,…
  • Răng sữa bị sâu nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, ảnh hưởng đến cung răng của trẻ sau này.

Sâu răng khiến trẻ bị đau nhức, khó khăn khi ăn uống

Những phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, cha mẹ nên đưa trẻ đi đến phòng khám nha khoa và uy tín nhất. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bé, tùy vào từng mức độ sâu răng mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ có thể làm sạch vết sâu, sau đó trám lại nhằm tránh lây lan sang các răng khác, đồng thời giúp bảo vệ tủy răng của bé không bị tổn thương.
  • Với trường hợp sâu răng nặng, cần nạo sạch ngà vụn, bác sĩ sẽ tiến hành khử trùng, sát khuẩn lỗ sâu, điều trị tủy và trám chỗ bị sâu hoặc nhổ răng trong trường hợp không điều trị được bằng các phương pháp thông thường.

Cần điều trị sâu răng tại các địa chỉ nha khoa uy tín

Phòng ngừa sâu răng cho trẻ em như thế nào?

Cách tốt nhất để không phải đắn đó, suy nghĩ đến việc điều trị sâu răng thì hãy phòng ngừa sâu răng cho trẻ ngay từ bây giờ bằng các phương pháp như:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm.
  • Sử dụng loại kem đánh răng có chứa lượng fluor phù hợp với trẻ, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở các kẽ răng.
  • Tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn.
  • Bổ sung cho bé các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ, trái cây. Đồng thời hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột vì đây là những loại thức ăn khiến vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều mảng bám và hình thành sâu răng.

Tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày

Nha khoa Nhân Tâm là trung tâm nha khoa uy tín, đã tiến hành điều trị cho hàng ngàn trường hợp răng sâu và đều cho kết quả tốt. Nếu bạn còn băn khoăn vấn đề răng bị sâu phải làm sao, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí.