TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Mách bạn cách giảm đau nhức răng khôn tại nhà

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,386
Đau nhức răng khôn là một biến chứng khiến rất nhiều người lo lắng và gây ra khó chịu, nhất là diễn ra trong ngày. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số cách xử lý khi bị đau răng khôn nhé.

Mỗi người chúng ta ai cũng có 4 chiếc răng khôn ở 4 góc hàm nhưng không phải ai cũng mọc răng khôn. Bên cạnh số ít trường hợp răng khôn mọc thẳng, thuận lợi và không gây đau nhức thì lại có rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng khôn đến mức ám ảnh.

Dấu hiệu nhận biết đau nhức răng khôn

Khi chiếc răng khôn nhú lên, phần nướu phía dưới có thể sưng lên và gây đau, có thể nhận thấy ở các răng kế bên. Cơn đau này có thể diễn ra trong vài ngày và sau đó biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng trước khi quay trở lại. Thông thường, mức độ đau sẽ tăng dần nếu bạn không tiến hành điều trị từ sớm.

Cơn đau nhức răng khôn sẽ ngày càng tăng dần nên không được điều trị sớm

Khi răng khôn mọc lên một phần có thể tích tụ thức ăn, mảng bám và các mảnh vụn khác, dẫn đến sưng nướu, sâu răng và nhiễm trùng quanh răng.

Viêm nướu răng là một trong những bệnh nhiễm trùng, trong đó vi khuẩn từ thức ăn, mảng bám và các mảnh vụn khác bị giắt giữa khoảng trống của răng bị va đập và nướu. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng này có thể lây lan về phía cổ họng hoặc vào cổ.

Nguyên nhân gây đau nhức răng khôn

Nguyên nhân chính gây ra đau nhức răng khôn là các răng khôn bị ảnh hưởng vì chúng không có đủ chỗ để mọc hoặc phát triển bình thường, hoặc bị hủy hoại do viêm nhiễm / tai nạn.

Răng khôn thường mọc khi chúng ta đạt tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi. Một số người có tình trạng răng khôn mọc mà không gặp vấn đề gì và thẳng hàng với các răng khác.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vì vòm miệng quá chật, không còn đủ chỗ khiến răng hàm thứ ba không thể phát triển bình thường. Do đó, những chiếc răng này chen chúc và gây ra các biến chứng.

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức răng khôn thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • Mọc răng khôn: Nếu răng khôn của bạn bị đau, có thể đơn giản là chúng đang bắt đầu mọc lên. Khi đâm xuyên qua nướu, chúng có thể gây đau, sưng nhẹ và nhức.
  • Sâu răng khôn: Do không có khoảng trống để phát triển nên răng khôn thường mọc rất gần các răng lân cận. Không gian chật hẹp này rất khó để vệ sinh sạch sẽ, nó là nguyên nhân chính cho sâu răng hình thành. Sâu răng phát triển tại các vùng này sẽ kéo theo tình trạng đau nhức kéo dài.
  • Răng khôn bị biến chứng: Nếu răng khôn bị xô lệch, mọc ngầm hoặc mọc lệch đều có thể gây sưng đau khi nhai hoặc cắn, đau hàm và khó mở miệng.
  • Sự phát triển của nang: Mỗi khi răng khôn bị va chạm, nang có thể sẽ hình thành tại nang răng và khi bị va chạm sẽ gây đau (và tổn thương) ở răng, xương hàm.
  • Bệnh nướu răng: Bệnh này có nhiều khả năng hình thành trên răng khôn vì khó vệ sinh kỹ hơn những vị trí răng khác.

Viêm nướu răng do mọc răng khôn gây ra

Xem thêm: Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?

Cách giảm đau nhức răng khôn tại nhà

Chườm đá

Chườm đá lạnh lên hàm có thể giúp giảm viêm và giảm đau. Sử dụng đá cũng có tác dụng làm tê.

Bạn có thể thử giữ một túi nước đá ở vùng má quanh hàm có răng khôn mọc trong tối đa 15 phút (có thể liên tục mỗi 15 phút) và nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau giảm bớt.

Sử dụng túi trà

Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy tannin chứa trong túi trà có đặc tính giúp kháng khuẩn và chống viêm. Bạn nên pha một tách trà và đặt vào tủ lạnh với túi trà còn lại trong đó. Khi trà nguội, bạn có thể lấy túi trà ra và đặt lên nơi bị đau trong miệng.

Đặt lịch thăm khám với bác sĩ và quyết định nhổ bỏ

Trong một số trường hợp, các biện pháp giảm đau tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời, việc quan trọng nhất là bạn cần phải đến nha khoa thăm khám và tiến hành nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.

Nhổ răng khôn tại Nha khoa Nhân Tâm

Răng khôn có thể được bác sĩ nhổ bỏ. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào vùng răng cần nhổ để làm tê cơn đau khi phẫu thuật. Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng khôn khỏi ổ răng.

Mong rằng với những chia sẻ về cách giảm đau nhức khi mọc răng khôn trên đây sẽ phần nào hữu ích với bạn trong trường hợp chưa kịp đến trung tâm nha khoa.

Trong trường hợp đã áp dụng mà không thấy cải thiện, bạn đọc có thể liên hệ với phòng khám nha khoa về tình trạng của mình để tìm ra giải pháp tốt và an toàn nhất, giúp chấm dứt cơn đau do mọc răng khôn gây ra.