TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Làm cách nào để trị dứt điểm chứng hôi miệng?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,547
Chào bác sĩ, em năm nay 20 tuổi, đang học đại học năm thứ hai. Em có hơi thở khá nặng mùi và hôi, em ngại ngùng với bạn bè ở chung và lúng túng khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Em vệ sinh răng miệng rất kỹ nhưng không hiểu vì sao vẫn bị hôi miệng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em làm làm cách nào để trị dứt điểm chứng hôi miệng không ạ? Em cảm ơn bác sĩ (Thu Diệu – Lâm Đồng)

Làm làm cách nào để trị dứt điểm chứng hôi miệng?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, em năm nay 20 tuổi, đang học đại học năm thứ hai. Em có hơi thở khá nặng mùi và hôi, em ngại ngùng với bạn bè ở chung và lúng túng khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Em vệ sinh răng miệng rất kỹ nhưng không hiểu vì sao vẫn bị hôi miệng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em làm làm cách nào để trị dứt điểm chứng hôi miệng không ạ? Em cảm ơn bác sĩ (Thu Diệu – Lâm Đồng)

Trả lời từ nha khoa Nhân Tâm:

Thu Diệu thân mến! Cảm ơn bạn đã chia sẻ những băn khoăn với chúng tôi. Hôi miệng không chỉ là vấn đề của riêng bạn. Rất nhiều người có thắc mắc giống bạn, chúng tôi sẽ giải đáp mong muốn làm cách nào để trị dứt điểm chứng hôi miệng như sau:

Hôi miệng có nhiều nguyên nhân, trong số đó việc vệ sinh răng miệng không kỹ là nguyên nhân chủ yếu. Việc ít vệ sinh răng miệng, hoặc vệ sinh răng miệng không sạch khiến vi khuẩn gây tích tụ, gây viêm răng, dẫn đến các mảng bám và sâu răng gây nên mùi hôi trong khoang miệng, dẫn đến hơi thở có mùi.

Hôi miệng khiến bạn tự ti trong giao tiếp

Xem thêm: Bọc răng sứ được bao lâu? Sau khi bọc răng sứ có hôi miệng?

Tuy nhiên, ngoài lý do sức khỏe răng miệng, hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác. Sở dĩ có nhiều người bị hôi miệng nhưng vẫn không nhận ra vì một số bệnh lý trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Do trào ngược thực quản dạ dày, rối loạn tiêu hóa
  • Do nóng trong gan hoặc gặp vấn đề về gan
  • Viêm họng hạt cấp mạn.
  • Viêm amidan một hoặc hai bên. Nhất là dạng viêm amidan hốc mủ mạn tính.
  • Suy gan, suy thận, tiểu đường, lao phổi… cũng gây nên tình trạng hôi miệng
  • Do viêm xoang, viêm mũi: dịch thường chảy xuống cổ họng, vi khuẩn trong miệng tăng lên nhiều và hơi thở ắt sẽ có mùi hôi.
  • Chứng hôi miệng cũng có thể do một số loại thực phẩm cay như hành, tỏi, rượu và thuốc lá.

Các thực phẩm quen thuộc có khả năng điều trị hôi miệng

Vài lời khuyên mà chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn để giải tỏa áp lực mang tên hôi miệng:

  • Đi lấy vôi răng
  • Đánh răng: đánh răng đều đặn bằng bàn chải mỗi ngày, tiêu diệt sạch vi khuẩn. Bạn có thể sử dụng them nước súc miệng, nhai kẹo bạc hà trước khi ra ngoài để giảm mùi hôi. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ có tác dụng tức thời.
  • Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn, nhai rau mùi ngò, hay ăn các loại trái cây như cam, bưởi… sau bữa ăn.
  • Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước, cạo lưỡi nếu lưỡi bạn chứa nhiều cặn thức ăn…

Cách tốt nhất để biết nguyên nhân hôi miệng là gì, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra kết quả chính xác nhất. Từ đó, xác định được tình trạng bệnh và có cách chữa trị phù hợp, kịp thời.

Chúc Thu Diệu sẽ sớm tìm ra nguyên nhân và chữa trị dứt điểm, để hôi miệng không còn là vấn đề ảnh hưởng đến học tập, công việc và cuộc sống của bạn.