TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Khi nào trám răng lấy tủy? Quy trình chữa tủy

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 95
Khi nào trám răng lấy tủy là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân khi được chỉ định trám răng. Trên thực tế, trám răng có thể lấy tủy hoặc không tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

Khi nào trám răng lấy tủy, trường hợp của bạn có cần lấy tủy không sẽ được Bác sĩ tư vấn sau khi thăm khám cụ thể. Trong bài viết này, Nha khoa Nhân Tâm sẽ đưa ra những trường hợp cần lấy tủy khi trám răng để cho Quý khách hàng tham khảo.

Khi nào trám răng lấy tủy?

Khi nào trám răng lấy tủy còn tùy thuộc vào tình trạng tổn thương răng của từng bệnh nhân, Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể và giải thích rõ cho bạn.

Để biết trường hợp của bạn có cần chữa tủy trước khi trám răng không, bạn cần đến nha khoa chụp phim CT Cone Beam để Bác sĩ chẩn đoán chính xác vấn đề răng miệng bạn gặp phải và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Trường hợp răng bị bệnh lý như sâu răng, mòn răng… hoặc trường hợp răng bị nứt. mẻ, vỡ, gãy mà chưa ảnh hưởng đến tủy thì bệnh nhân sẽ không cần lấy tủy mà chỉ cần xử lý phần răng bị tổn thương và trám phục hồi hình dạng và màu sắc răng.

Trường hợp răng bị tổn thương nghiêm trọng khiến tủy răng bị viêm nhiễm thì sẽ cần trám răng lấy tủy.

Mục đích của việc chữa tủy răng là loại bỏ mô tủy bị nhiễm trùng

Mục đích của việc lấy tủy răng là loại bỏ mô tủy bị nhiễm trùng và vi khuẩn để tránh vi khuẩn tấn công khiến tình trạng tệ hơn, phòng ngừa những biến chứng do viêm tủy răng như áp-xe răng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, nguy hiểm tính mạng…

Ưu và nhược điểm khi trám răng lấy tủy

Sau khi nắm được thông tin khi nào trám răng lấy tủy thì mời các bạn cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của trám răng lấy tủy nhé.

Chữa tủy trám răng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho bệnh nhân bao gồm:

1. Bảo tồn răng thật

Khi răng bị tổn thương vào tủy răng, nếu không nhanh điều trị sẽ dẫn đến tình trạng áp-xe, nhiễm trùng, viêm mô tế bào… và khả năng mất răng rất cao. Biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ chính là chữa tủy và phục hình răng.

Răng được chữa tủy sẽ loại bỏ các mô tủy bị viêm, tiêu diệt vi khuẩn, bảo tồn răng thật của chúng ta.

Chữa tủy răng

2. Khôi phục chức năng ăn nhai:

Răng bị viêm tủy sẽ gây ra những cơn đau răng dữ dội và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, chữa tủy răng và trám răng giúp phục hồi hình dáng và thẩm mỹ của răng, chấm dứt cơn đau răng và bệnh nhân sẽ có thể ăn nhai như bình thường.

Tuy nhiên, nhược điểm của chữa tủy đó là khi răng bị lấy tủy, răng sẽ trở nên giòn và dễ bị vỡ, mẻ hơn do thiếu mô tủy để nuôi dưỡng răng. Tuổi thọ của răng sau chữa tủy sẽ giảm, do đó cần bảo vệ răng sau chữa tủy bằng cách trám hoặc bọc sứ.

Quy trình trám răng chữa tủy

Khi nào trám răng lấy tủy? Câu trả lời chính là khi răng cần trám bị viêm tủy. Quy trình trám răng lấy tủy được thực hiện như sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn

Bệnh nhân được tiến hành thăm khám tổng quát, chụp phim X-quang để khảo sát tình trạng và mức độ thương tổn của răng. Dựa trên dữ liệu thu thập được, Bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu trám phù hợp và lên phác đồ điều trị.

Chụp phim CT Cone Beam 3D cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng viêm tủy

Toàn bộ tình trạng bệnh và phương án điều trị cũng như chi phí sẽ được Bác sĩ tư vấn rõ ràng cho bệnh nhân.

Bước 2: Sửa soạn xoang trám

Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng. Sau đó Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ và khoan một đường nhỏ từ thân răng thông xuống ống tủy rồi nạo bỏ những mô tủy bị viêm nhiễm.

Gây tê trước khi chữa tủy giúp Khách hàng cảm thấy thoải mái khi chữa tủy

Bước 3: So màu răng

So màu răng sẽ giúp kết quả trám răng đạt thẩm mỹ cao, trông răng sẽ tự nhiên và khó phát hiện đã trám răng.

Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu

Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

Bước 5: Tiến hành trám răng

Cho vật liệu trám vào xoang trám và chiếu đèn laser. Nha khoa Nhân Tâm ứng dụng kỹ thuật trám răng Laser Tech giúp miếng trám nhanh kết dính, bền chắc và ăn nhai tốt hơn.

Bước 6: Kiểm tra lại

Cuối cùng, Bác sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn sau khi trám, nếu có cộm vướng thì sẽ chỉnh sửa miếng trám sao cho vừa vặn, không gây khó khăn khi ăn nhai.

Trên đây là những thông tin quan trọng về việc trám răng lấy tủy. Để nắm rõ hơn “khi nào trám răng lấy tủy?” và nhận tư vấn miễn phí về tình trạng của bản thân từ chuyên gia của Nhân Tâm, các bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 5678.