TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Implant cá nhân hóa cho trường hợp thiếu xương phức tạp

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 328
Với sự phát triển cực thịnh của lĩnh vực kỹ thuật số trong nha khoa, hiện nay, Implant cá nhân hóa – Implant dưới màng xương đã có thể đạt được độ chính xác cao, mang lại thẩm mỹ và chức năng hoàn hảo cho những trường hợp thiếu xương phức tạp mà các phương pháp Implant khác không thực hiện được.

Implant cá nhân hóa cho trường hợp thiếu xương phức tạp là một bước tiến vượt bậc trong nha khoa. Loại Implant này được thiết kế và chế tạo riêng dựa theo tình trạng xương còn lại của mỗi bệnh nhân.

Bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số, quy trình điều trị có thể được lập kế hoạch một cách chi tiết, đảm bảo sự chính xác trong việc đặt implant và đẩy nhanh tốc độ tích hợp tích hợp xương, tạo ra một giải pháp tối ưu về chức năng và thẩm mỹ, giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin trong cuộc sống.

Implant cá nhân hóa: Implant dưới màng xương – Subperiosteal Implant

Implant cá nhân hóa hay Implant dưới màng xương (Subperiosteal Implant) được mô tả lần đầu vào những năm 1940 với kỳ vọng giải quyết được những trường hợp thiếu xương phức tạp.

Nhưng trải qua gần 9 thập kỷ, Implant dưới màng xương hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi, mà một trong những nguyên nhân chính là do sự thiết kế và chế tác cực kỳ phức tạp.

Hiện nay, với sự phát triển của nha khoa kỹ thuật số, việc thiết kế Implant cá nhân hóa - Implant dưới màng xương đạt sự chính xác cao là hoàn toàn khả thi. Sở dĩ gọi là Implant cá nhân hóa là bởi Implant này được thiết kế và chế tạo riêng theo tình trạng xương còn lại của mỗi bệnh nhân.

Implant dưới màng xương gồm 2 phần: phần nằm trên xương và phần thông với môi trường miệng.

  • Phần nằm trên xương: Được cố định bởi vis. Vị trí vis được đặt tối ưu hóa theo vị trí xương.
  • Phần thông với môi trường miệng: Phần này có vị trí các kết nối phục hình tối ưu hóa theo chức năng và thẩm mỹ của bộ răng sau cùng.

Cấu tạo của Implant cá nhân hóa

Ứng dụng Implant cá nhân hóa trong trường hợp nào?

Cấy ghép Implant dưới màng xương phù hợp trong những trường hợp phức tạp như sau:

  • Mất răng đơn lẻ/ bán phần/ toàn bộ ở vị trí thiếu xương nghiêm trọng mà gặp trở ngại trong việc ghép xương.
  • Mất/khuyết hổng một phần xương hàm do bẩm sinh hay do chấn thương, mất răng, bệnh răng miệng hoặc các yếu tố khác.
  • Bệnh nhân không răng bẩm sinh mà xương hàm bị tiêu nghiêm trọng, quá mỏng mà phương pháp các phương pháp khác không thực hiện được.
  • Bệnh nhân bị ung thư phải cắt đoạn xương hàm trên.
  • Bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh nền, không thể thực hiện ghép xương.
  • Bệnh nhân đã từng cấy ghép Implant thông thường nhưng thất bại.

Xem thêm: Vai trò của công nghệ định vị trong Implant dưới màng xương

Quy trình cấy ghép Implant cá nhân hóa

Implant cá nhân hóa – Implant dưới màng xương được áp dụng trong những trường hợp vô cùng phức tạp. Vì thế, để đảm bảo thành công cho ca phẫu thuật, đòi hỏi quy trình cấy ghép Implant phải thật tỉ mỉ, chính xác.

Thu thập dữ liệu của bệnh nhân

Để thiết kế Implant chính xác, Bác sĩ sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến như: hệ thống CT Cone Beam chụp X-quang 3 chiều, hệ thống lấy dấu mô trong miệng Oral Scanner cùng các hệ thống kỹ thuật số khác nhằm thu thập dữ liệu của bệnh nhân.

Chụp X-quang CT Cone Beam để khảo sát tình trạng xương hàm của bệnh nhân

Thiết kế kỹ thuật số

Bước tiếp theo, Bác sĩ sẽ gửi thông tin của bệnh nhân đi nước ngoài để thiết kế và chế tạo Implant cá nhân hóa. Trong quá trình này, Bác sĩ và kỹ thuật viên phải có sự trao đổi chặt chẽ với nhau để tạo được Implant với độ chính xác hoàn hảo.

Phẫu thuật cấy ghép Implant

Bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép Implant dưới màng xương cho bệnh nhân. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều yếu tố như: phẫu thuật viên và phụ tá giàu kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật số, trang thiết bị hiện đại,… Implant được thiết kế chính xác và lắp vào khít sát thì mới đảm bảo được sự thành công cho ca cấy ghép.

Phục hình trên Implant

Sau khi Implant đã tích hợp với xương, Bác sĩ sẽ gắn răng giả lên trên, hoàn tất quá trình cấy ghép. Giai đoạn phục hình trên Implant cũng khá khó khăn. Phục hình không chỉ phải đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo chịu được lực, mang lại khả năng ăn nhai như răng thật cho bệnh nhân.

TS.BS Võ Văn Nhân cùng ê kíp phẫu thuật cấy ghép Implant cho bệnh nhân không răng bẩm sinh (Quá trình phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện)

Tại Việt Nam, Implant cá nhân hóa chưa được ứng dụng rộng rãi. Nguyên nhân là bởi khâu thiết kế và chế tác Implant cực kỳ phức tạp. Để làm được kỹ thuật này cần phải có sự phối hợp hoàn hảo giữa công nghệ và kinh nghiệm của người Bác sĩ.

Do đó, điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về phương pháp này và lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo ca cấy ghép đạt thành công như mong đợi.