TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,406

Khi về già, tuổi cao sức yếu, con người ta càng dễ mắc nhiều bệnh nhất là những bệnh liên quan đến răng miệng. Những bệnh về răng miệng còn có tác động xấu gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của các bộ phận khác trên cơ thể từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Răng thay đổi như thế nào theo tuổi tác?

Răng của chúng ta thực sự chắc khỏe một cách đáng kinh ngạc. Nghiên cứu đã cho thấy, răng hàm có khả năng chịu đựng được áp lực lên đến 200 pound. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp men cứng bên ngoài của răng có thể bị mài mòn khi chúng ta liên tục nhai thức ăn. Ngoài ra, bề mặt răng cũng có thể bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các loại thực phẩm có tính axit cao, chẳng hạn như đồ uống có ga hoặc trái cây họ cam quýt, khiến làm tan lớp men bảo vệ răng.

Một khi men răng của bạn bị suy yếu sẽ tạo tiền đề phát triển các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng. Chỉ cần một vết nứt hoặc vỡ ở bề mặt ngoài của răng cũng có thể khiến cho các mô tủy mỏng manh dễ bị kích ứng và viêm nhiễm. Nếu các dây thần kinh ở lõi răng bị mất đi độ nhạy cảm theo tuổi tác, các vấn đề răng miệng có thể tiến triển trước khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng hay cơn đau nào xảy ra. Trong trường hợp tình trạng nhiễm trùng phát triển ở răng, bạn có thể phải thực hiện phẫu thuật lấy tủy răng hoặc thậm chí bị mất răng hoàn toàn.

Xem thêm: Người già rụng răng có ảnh hưởng gì không?

Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ sâu răng ở những người trên 65 tuổi hiện nay cao hơn so với tỷ lệ sâu răng ở lứa trẻ. Tình trạng sâu răng ở người lớn tuổi thường xảy ra chủ yếu ở xung quanh cổ răng, nơi tiếp giáp với đường viền nướu. Mô nướu tự nhiên sẽ rút đi theo tuổi tác, do đó mô mềm của chân răng sẽ bị lộ ra ngoài.

Mặc dù, bạn không thể làm gì nhiều để ngăn chặn sự bào mòn tự nhiên của bề mặt răng, tuy nhiên một số biện pháp như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh răng miệng thường xuyên tại phòng khám nha sĩ có thể giúp ngăn ngừa phần nào tình trạng này đối với mọi lứa tuổi. Hiện nay, các sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng đều chứa florua, một chất giúp xây dựng lại các tinh thể khoáng tạo nên men răng, đồng thời ức chế các mảng bám chứa đầy vi khuẩn bám vào răng.

Những người trên 65 tuổi hiện nay cao hơn so với tỷ lệ sâu răng ở lứa trẻ

Một số cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng và giữ gìn sức khỏe cho răng miệng do lão hóa, những người lớn tuổi có thể thực hiện theo một số biện pháp sau đây, bao gồm:

Giữ cho nướu luôn khỏe mạnh

Các mảng cao răng chứa đầy vi khuẩn luôn hình thành trên răng của bạn. Nếu không sớm loại bỏ chúng, các mảng bám này sẽ gây đau nhức, sưng tấy và chảy máu ở nướu răng. Thậm chí, có thể dẫn đến nhiễm trùng và làm tổn thương xương bên dưới. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nướu răng, hay còn được gọi là viêm nha chu. Nếu bạn không điều trị bệnh sớm, nó có thể gây hại cho nướu và xương răng, khiến bạn buộc phải nhổ răng.

Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh nướu răng thường bao gồm:

  • Nướu bị thụt vào hoặc lùi ra khỏi răng
  • Chảy máu khi bạn đánh răng
  • Hôi miệng
  • Răng lung lay

Cách tốt nhất để giữ cho nướu răng không bị thay đổi hình dạng là chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Bạn nên đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa vào mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra và làm sạch răng. Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy cố gắng cai thuốc càng sớm càng tốt.

Không để miệng bị khô

Tránh để miệng bị khô để bảo vệ răng không bị sâu

Nước bọt có tác dụng làm sạch răng và bảo vệ răng không bị sâu. Nhưng khi tuổi tác ngày càng cao, miệng của bạn có xu hướng trở nên khô hơn và tăng khả năng bị sâu răng. Một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô miệng. Để ngăn ngừa điều này, những người lớn tuổi nên cố gắng uống nước thường xuyên hơn và nên ngậm nước trong miệng khoảng vài giây trước khi nuốt chúng. Ngoài ra, việc ngậm kẹo hoặc nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt, giúp giảm thiểu tình trạng khô miệng.

Chăm sóc cẩn thận răng nhạy cảm

Bạn nên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và khám nha sĩ thường xuyên. Nếu bạn có răng nhạy cảm, nha sĩ có thể giới thiệu một số loại kem đánh răng hoặc phương pháp điều trị phù hợp tại phòng khám để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Hạn chế ăn những loại thực phẩm có tính axit

Cần hạn chế ăn những loại thực phẩm có tính axit

Hầu hết các loại đồ uống có ga và nước ép trái cây có múi đều chứa axit. Ngoài ra, khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm có đường và tinh bột có thể khiến miệng bạn tạo ra axit – một chất dễ làm mài mòn lớp men răng.

Sau khi uống các loại đồ uống có tính axit, bạn có thể uống thêm sữa để “khử” axit. Theo đó, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm có đường và tinh bột trong bữa ăn chính. Đây là lúc miệng bạn tiết ra nhiều nước bọt nhất để rửa sạch axit.

Làm thế nào để già đi một cách khỏe mạnh?

  • Tăng tuổi thọ
  • Duy trì cảm giác thèm ăn
  • Bảo vệ và chống lại bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, trầm cảm, sa sút trí tuệ và một số bệnh ung thư

Cần bảo vệ bản thân chống lại các bệnh lý

  • Giảm tình trạng cứng khớp và đau do viêm khớp
  • Giảm tình trạng mất xương và tăng cường cơ bắp, giảm nguy cơ ngã và gãy xương
  • Cải thiện tâm trạng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ trực tiếp với nha khoa gần nhất để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!