TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ em - Dấu hiệu nhận biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 8,302
Viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em. Bài viết dưới đây, Nha khoa Nhân Tâm sẽ cung cấp những hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ em để các bậc phụ huynh có thể nhận biết trong trường hợp bé yêu bị viêm nướu.

Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt và không chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nướu bị sưng đỏ, đau, chảy máu trong hơn một tuần thường là dấu hiệu của bệnh viêm nướu răng cần được điều trị.

Xem hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ sẽ giúp ba mẹ nhận biết kịp thời nếu không may trẻ bị viêm nướu. Việc điều trị sớm sẽ giúp quá trình hồi phục nướu răng trở nên đơn giản và ít tốn kém hơn, tránh được những biến chứng như nha chu, mất răng.

Hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ - Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Bệnh viêm nướu răng có thể do nhiều yếu tố gây ra, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng kém. Viêm nướu xảy ra khi mảng bám vôi răng hình thành dọc theo đường viền nướu.

Hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ

Mảng bám chứa vi khuẩn và tạo ra độc tố gây kích ứng nướu. Nếu mảng bám không được loại bỏ thường xuyên bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách thì sẽ bị vôi hóa thành vôi răng. Vôi răng gây kích ứng và viêm nướu.

Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị viêm nướu bao gồm:

  • Nghiến răng.
  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Tác dụng phụ một số loại thuốc.
  • Thiếu vitamin C hoặc chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Thở bằng miệng dẫn đến khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nướu.

Nướu khỏe mạnh – Viêm nướu – Viêm nha chu

Triệu chứng viêm nướu:

  • Nướu đỏ, sưng.
  • Chảy máu nướu răng, đặc biệt là khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Đau nhức nướu răng.
  • Đau răng hoặc nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh.
  • Hơi thở có mùi khó chịu (hôi miệng).
  • Mô nướu bị viêm có thể hình thành những khoảng trống hoặc túi nhỏ giữa răng và nướu gọi là túi nha chu.

Nếu viêm nướu tiến triển không được kiểm soát, răng dần dần có thể bị lung lay và rụng hoặc thậm chí cần phải nhổ răng. Nếu không điều trị, bệnh nướu răng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này.

Phòng ngừa viêm nướu ở trẻ

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa là biện pháp bảo vệ tốt nhất để phòng ngừa viêm nướu.

Nên đánh răng cho trẻ bằng kem đánh răng có chứa fluoride khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kích thước phù hợp để không làm trẻ khó chịu. Cần thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần.

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp trẻ phòng ngừa viêm nướu

Cho trẻ đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày. Đánh răng sau khi ăn vặt có đường hoặc tinh bột cũng được khuyến khích.

Nước súc miệng có chất kháng khuẩn, chẳng hạn như hydrogen peroxide, triclosan và chlorhexidine gluconate cũng là những liệu pháp hiệu quả chống viêm nướu. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm giảm sưng nướu.

Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ đóng một vai trò lớn trong việc ngăn ngừa viêm nướu. Tại những lần thăm khám này, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, chế độ ăn uống và các cách chăm sóc răng miệng để bảo vệ hàm răng của bé.

Chăm sóc răng trẻ em tại Nha khoa Nhân Tâm

Bên cạnh đó, cần cho trẻ có thói quen ăn uống khoa học. Nên hạn chế các thực phẩm giàu đường và axit. Tăng cường các thực phẩm tốt cho răng như trứng, sữa, cá, hải sản, rau xanh…

Điều trị viêm nướu ở trẻ em như thế nào?

Viêm nướu rất dễ điều trị nếu ở giai đoạn mới chớm, do đó việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng để điều trị thành công.

Viêm nướu ở trẻ em cần được điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng về sau. Tùy theo tình trạng của từng bé, mà sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệt để tránh tái phát.

Thăm khám sớm sẽ giúp quá trình điều trị viêm nướu ở trẻ đơn giản hơn

Thông thường, viêm nướu sẽ được điều trị bằng cách làm sạch mảng bám và cạo vôi răng. Nếu qua thăm khám phát hiện thấy bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, thiểu sản men răng… thì Bác sĩ sẽ cần xử lý dứt điểm các bệnh lý này để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe.

Nếu viêm nướu mức độ nặng dẫn đến áp-xe răng thì sẽ cần điều trị ổ áp-xe, chích dẫn lưu mủ và kê thuốc kháng viêm, kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh đó, cần kết hợp chế độ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách để đảm bảo việc điều trị viêm nướu đạt hiệu quả tối đa.

Thông qua những hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ em mà Nha khoa Nhân Tâm cung cấp thì chắc các bậc phụ huynh đã có những kiến thức cơ bản về bệnh lý răng miệng này ở trẻ rồi đúng không nào? Các cô chú Y Bác sĩ của Nhân Tâm không chỉ sở hữu chuyên môn cao và kinh nghiệm dồi dào, mà còn rất tâm lý và yêu trẻ, chắc chắn sẽ giúp bé dễ dàng vượt qua nỗi sợ và hợp tác điều trị thật tốt nên các ba mẹ không phải lo lắng khi cho trẻ chăm sóc răng miệng tại Nhân Tâm đâu nhé! Chúc ba mẹ và các bé luôn nở nụ cười thật tươi và hạnh phúc trong cuộc sống.