TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em mà ba mẹ không nên bỏ qua

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,314
Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp ở trẻ, khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc. Để nhận biết tình trạng này và có giải pháp khắc phục kịp thời, hãy cùng tham khảo những hình ảnh nhiệt miệng dưới đây nhé!

Nhiệt miệng là tình trạng lớp niêm mạc miệng bị mất đi lớp màng nhầy, từ đó hình thành nên những lỗ viêm nhỏ. Nhiệt miệng gây đau rát, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống.

Tham khảo hình ảnh nhiệt miệng sẽ giúp ba mẹ phát hiện kịp thời khi trẻ gặp phải, từ đó có cách khắc phục nhanh chóng, giảm thiểu cảm giác đau rát, giúp trẻ ăn uống, sinh hoạt dễ dàng hơn.

Trẻ bị nhiệt miệng do đâu?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác, nhưng những yếu tố dưới đây có thể dẫn đến tình trạng này ở trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Trẻ ăn nhiều các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Trẻ ăn nhiều các thực phẩm dễ gây tổn thương đến niêm mạc miệng như: socola, cà phê, phô mai, quả hạch, khoai tây,…
  • Trẻ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12, sắt, kém hoặc folate.
  • Răng cắn vào niêm mạc miệng gây tổn thương, hoặc do niêm mạc miệng bị cọ xát với răng nhọn, bàn chải đánh răng,…
  • Trẻ bị phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.

Trẻ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể bị nhiệt miệng

Nhận biết trẻ bị nhiệt miệng qua triệu chứng

Tình trạng nhiệt miệng thường xuất hiện ở trẻ vào độ tuổi từ 10 – 18. Với những trẻ dưới 10 tuổi, nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiễm virus. Các triệu chứng nhận biết nhiệt miệng thường gặp gồm:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét ở mặt trong của môi, má hoặc lưỡi của trẻ.
  • Vết loét có màu trắng hoặc màu đỏ, vùng da xung quanh bị sưng tấy và gây đau nhức.
  • Vết loét khi chạm vào sẽ gây đau đớn cho trẻ, nhất là khi ăn uống những thực phẩm quá chua, cay hay mặn.
  • Nhiệt miệng khiến trẻ khó chịu nên thường hay quấy khóc, biếng ăn, thậm chí có thể sốt bất thường.

Biểu hiện của nhiệt miệng

Xem thêm: Bỏ túi ngay 10 cách giảm đau răng nhanh nhất

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ

Để nhận biệt kịp thời và có phương pháp khắc phục sớm, đồng thời tránh nhầm lẫn với những bệnh răng miệng khác, phụ huynh hãy tham khảo một số hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ dưới đây.

Trẻ bị nhiệt miệng ở bên trong môi dưới

Trẻ bị nhiệt ở lưỡi

Nốt nhiệt ở môi trên của trẻ

Trẻ mọc nhiều nốt nhiệt miệng ở môi dưới

Vết loét khá lớn ở trong môi dưới của trẻ

Cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ tại nhà

Nhiệt miệng mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ khó chịu, nhất là trong vấn đề ăn uống. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, ba mẹ có thể thử áp dụng cho bé một số biện pháp như:

  • Đổi loại bàn chải đánh răng mềm hơn, tránh cọ xát vào niêm mạc miệng gây đau.
  • Không cho trẻ ăn những thức ăn cay, nóng, mặn. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn thực phẩm mát và tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ cho trẻ.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nếu trẻ có hiện tượng bị sốt thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Lựa chọn cho trẻ loại bàn chải có lông mềm

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Thông thường, các nốt nhiệt miệng ở trẻ sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau khoảng 1 tuần mà không cần can thiệp bằng phương pháp Y tế. Tuy nhiên, nếu ba mẹ thấy nốt nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ thì cần đưa trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Dưới đây là các triệu chứng mà bạn cần quan tâm nếu xuất hiện ở trẻ:

  • Trong vòng 14 ngày, vết nhiệt miệng không lành lại.
  • Quanh vết nhiệt miệng có dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng.
  • Trẻ ngày càng đau miệng, khó nhai nuốt.
  • Trẻ có những dấu hiệu mất nước như: tiểu ít, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi,…
  • Trẻ bị sốt cao, thậm chí co giật.

Trẻ bị sốt cao nên đưa đến cơ sở Y tế gần nhất để thăm khám

Nếu trẻ gặp phải một trong các triệu chứng trên, ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở Y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và có giải pháp khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Như vậy, những thông tin trên từ phòng khám nha khoa Nhân Tâm đã giúp ba mẹ tìm hiểu chi tiết về tình trạng nhiệt miệng ở trẻ và biết được hình ảnh nhiệt miệng như thế nào để có cách khắc phục kịp thời. Đây là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng ba mẹ cần theo dõi để có thể phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra nhé.