Phương pháp hàn răng hay còn gọi là trám răng, trám răng không chỉ giúp ích trong việc điều trị răng sâu hay răng mẻ mà còn cải thiện tính thẩm mỹ cho răng bị thưa.
Dù đây chỉ là một kỹ thuật đơn giản, nhưng bạn bạn vẫn có nguy cơ gặp phải tình trạng miếng trám bị mẻ khi không biết cách chăm sóc. Câu hỏi “hàn răng giá bao nhiêu?” sẽ được nha khoa Nhân Tâm nói rõ dưới đây!
Phương pháp hàn răng (trám răng) là gì?
Trám răng hoặc hàn răng là một kỹ thuật nha khoa dùng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng đang bị thiếu. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cả về tính thẩm mỹ lẫn chức năng nhai, thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
Hàn răng bị sâu
Sâu răng chính tình trạng răng xuất hiện các lỗ hổng. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tích tụ khi bạn ăn những loại thực phẩm có đường và không chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời thì lỗ hổng do sâu răng sẽ lớn dần, dẫn đến tình trạng đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và có thể mất răng.
Một số dấu hiệu khi bị sâu răng bạn có thể nhận biết là:
- Cơn đau răng sẽ xuất hiện rất bất chợt
- Răng nhạy cảm hơn bình thường
- Xuất hiện nhiều lỗ nhỏ hoặc lỗ hổng trên răng
- Bề mặt răng chuyển sang màu nâu, đen hoặc trắng
Khi thấy răng xuất hiện triệu chứng bị sâu, những chiếc răng này cần được trám để làm đầy lỗ hổng trên răng, loại bỏ những triệu chứng khó chịu và phục hồi thẩm mỹ.
Phương pháp hàn răng (trám răng)
Răng mọc thưa
Nếu răng bạn mọc thưa, đặc biệt là răng cửa bị thưa sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì bạn. Vì thế mọi người cần phải nhờ đến phương pháp hàn răng thẩm mỹ để tạo hình cho răng. Nhưng phương pháp này chỉ có thể áp dụng với các khoảng hở nhỏ dưới 2mm.
Trong trường hợp xuất hiện khoảng hở lớn hơn, nếu thực hiện hàn trám răng thì răng cửa sẽ trông khá to và mất cân đối, các bác sĩ sẽ khuyên bạn chuyển sang kỹ thuật khác như bọc răng sứ hoặc niềng răng.
Hàn răng thay cho chỗ hàn cũ
Phương pháp hàn răng không phải là kỹ thuật có thể giữ vĩnh viễn. Theo thời gian, vị trí hàn răng cũ sẽ dần bị mòn do hoạt động nhai và từ từ bị bong tróc, thậm chí rơi ra toàn bộ. Do đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải lặp lại quy trình hàn răng sau một khoảng thời gian sử dụng.
Răng mẻ
Răng có thể bị nứt, mẻ nếu bạn cắn phải thức ăn hoặc vật dụng quá cứng, tác động cơ học mạnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Nếu vết nứt được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật hàn trám tương tự như răng bị sâu.
Đầu tiên, bạn sẽ được vệ sinh răng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, sau đó dùng vật liệu để hàn vào chỗ bị mẻ.
Những trường hợp nên hàn răng
Có rất nhiều trường hợp có thể dùng phương pháp hàn răng thẩm mỹ như:
- Răng bị bể, vỡ, gãy do gặp tai nạn hoặc do ăn nhai quá mạnh.
- Bị mòn cổ chân răng do lực chải răng quá mạnh đã tác động lên răng hoặc bị acid bào mòn.
- Răng sâu hoặc răng bị chết tủy do vi khuẩn đã phá hủy toàn bộ mô răng.
- Hàn răng để phòng ngừa sâu răng cho trẻ em.
- Khắc phục khuyết điểm răng bị ngắn, bị thưa ở mức độ nhẹ hoặc răng quá nhỏ.
Những trường hợp nên hàn răng
Hàn răng giá bao nhiêu tại nha khoa Nhân Tâm
Chi phí hàn răng giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị như thế nào. Đa phần, việc hàn răng sẽ được chia ra thành 2 kiểu là hàn răng kết hợp với điều trị bệnh lý và hàn răng thẩm mỹ.
Hàn răng điều trị bệnh lý được áp dụng để phục hồi lại răng sau khi điều trị sâu răng, viêm tủy, mòn men răng,... Còn hàn răng thẩm mỹ sẽ giúp răng có được tính thẩm mỹ khi bị vỡ, mẻ nhỏ, răng thưa và có kẽ hở.
Các cơ sở nha khoa khác nhau sẽ có rất nhiều mức giá khác nhau. Mức giá hàn răng tại Nha khoa Nhân Tâm sẽ được đề cập cụ thể trong bảng sau đây:
Một số vấn đề thường gặp khi mới hàn răng
Hàn răng là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhưng không có nghĩa là phương pháp này không có tác dụng phụ. Bạn cần lưu ý một số vấn đề có thể xảy ra sau khi hàn răng để biết cách xử lý ngay:
Răng bị đau nhức và khá nhạy cảm
Sau khi đã hoàn tất quy trình hàn răng, răng sẽ nhạy cảm hơn với không khí, thức ăn và nhiệt độ. Sau một vài tuần, răng sẽ trở lại bình thường và bạn cũng không cần dùng đến thuốc giảm đau.
Nhưng nếu bạn cảm thấy đau khi cắn thức ăn thì hãy quay lại phòng khám nha khoa ngay vì có thể chỗ hàn đang gặp vấn đề. Nếu bạn thấy đau khi răng chạm vào nhau thì có thể là do bạn đã hàn răng nhiều lần hoặc miếng trám bị cộm.
Răng bị đau nhức và khá nhạy cảm
Dị ứng với vật liệu trám
Sau khi hàn răng, có rất nhiều người đã bị dị ứng với vật liệu trám. Khi gặp phải trường hợp này, thủy ngân hoặc kim loại trong hỗn hợp trám bạc chính là nguyên nhân gây ra dị ứng. Triệu chứng dị ứng trám bạc cũng giống như dị ứng da điển hình.
Vết hàn trám dễ bị bong bật
Do phải chịu áp lực từ hoạt động nhai hoặc nghiến răng, nên vật liệu trám có thể bị mòn, sứt mẻ hoặc bong tróc. Những thay đổi của vết trám nếu bạn không chú ý kỹ sẽ rất dễ bỏ qua, bạn nên thường xuyên kiểm tra vết trám tại nhà và tuân thủ lịch khám răng của bác sĩ.
Một khi lớp đệm giữa men răng và chỗ hàn răng bị vỡ, các vụn thức ăn và vi khuẩn sâu răng sẽ thâm nhập và làm bệnh tình trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể tiến triển thành viêm tủy hay áp xe răng.
Đọc thêm: Hàn răng có đau không? Một số lưu ý khi hàn trám răng
Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin về hàn răng giá bao nhiêu. Hy vọng bạn đã nắm rõ được một số thông tin cần thiết. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về phương pháp hàn răng thì hãy đến nha khoa Nhân Tâm để trải nghiệm nhé!