TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Enzyme là gì? Vai trò của Enzyme đối với sức khỏe

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 326
Enzyme đóng vai trò không thể thiếu trong mọi hoạt động sống của cơ thể, giúp duy trì chức năng bình thường của hệ tiêu hóa, thần kinh, cơ bắp và các cơ quan khác. Vậy Enzyme là gì và có vai trò cụ thể như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết sau.

Enzyme là gì? Enzyme là thành phần được cấu tạo nên từ các phân tử protein, giúp các phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra nhanh hơn và hiệu quả hơn. Enzyme tham gia vào hầu hết các quá trình sống, từ tiêu hóa thức ăn, hô hấp đến tái tạo tế bào. Chúng sẽ phân hủy các chất phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể dễ hấp thụ, từ đó cung cấp năng lượng và duy trì các chức năng sống.

Enzyme là gì?

Enzyme được cấu thành bởi các phân tử protein. Bằng cách liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử, Enzyme sẽ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể. Chính vì thế, Enzyme đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và duy trì các chức năng sống. Trong đó tiêu biểu là:

  • Hệ tiêu hóa: Đối với hệ tiêu hóa, Enzyme có tác dụng phá vỡ các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn để dùng làm năng lượng.
  • Sao chép DNA: Enzyme đóng vai trò hỗ trợ quá trình sao chép DNA của các tế bào trong cơ thể, chúng sẽ phân chia bằng cách tháo cuộn DNA và sao chép thông tin.
  • Men gan: Gan có chức năng đào thải các chất độc trong cơ thể. Enzyme sẽ hỗ trợ thực hiện chức năng này của gan một cách hiệu quả.

Enzyme được cấu thành bởi các phân tử protein

Các loại Enzyme trong cơ thể

Cơ thể con người có hàng ngàn loại Enzyme, trong đó điển hình với các loại Enzyme như:

  • Amylase: Là Enzyme có tác dụng giúp chuyển hóa tinh bột thành đường.
  • Acetylcholinesterase: Có khả năng hỗ trợ quá trình phân hủy Acetylcholine - chất dẫn truyền thần kinh có trong dây thần kinh và cơ.
  • Lactase: Có tác dụng chuyển hóa lactose thành glucose và galactose, được tìm thấy trong ruột non.
  • Lipase: Là Enzyme có tác dụng giúp chất béo ở ruột được tiêu hóa một cách dễ dàng.
  • Maltase: Là Enzyme giúp chuyển hóa đường maltose thành đường glucose. Đường maltose là chất thường có trong các loại thực phẩm như bia, khoai tây, mì ống…
  • Trypsin: Là Enzyme được tiết ở ruột non, giúp chuyển hóa protein thành axit amin.
  • DNA polymerase: Là Enzyme tổng hợp DNA từ deoxyribonucleotide.

Các loại Enzyme tiêu hóa chính trong cơ thể

Điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Enzyme

Enzyme hoạt động hiệu quả nhất khi ở trong môi trường ổn định. Nhiệt độ cơ thể chúng ta, khoảng 37 độ C, là điều kiện lý tưởng để Enzyme hoạt động tốt nhất. Enzyme dù vẫn có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn nhưng sẽ chậm hơn rất nhiều và bị giảm tác dụng.

Tương tự, độ pH cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Enzyme. Enzyme chỉ có thể hoạt động trong một khoảng pH nhất định, phụ thuộc vào vị trí của chúng trong cơ thể. Chẳng hạn như Enzyme trong ruột sẽ hoạt động tốt nhất ở độ pH 7,5, còn với Enzyme trong dạ dày lại hoạt động tốt nhất ở độ pH 2 vì dạ dày có tính axit.

Enzyme hoạt động hiệu quả nhất khi ở trong môi trường ổn định

Enzyme sẽ bị ảnh hưởng khi nhiệt độ quá cao, môi trường quá nhiều axit hay quá kiềm, khiến chúng thay đổi hình dạng và làm ảnh hưởng đến quá trình liên kết với cơ chất. Vì thế khi cơ thể bị sốt, thân nhiệt tăng lên quá nhiều sẽ khiến cấu trúc của Enzyme bị phá vỡ. Một số vấn đề về sức khỏe như viêm tụy cũng khiến Enzyme tiêu hóa bị giảm số lượng lẫn hiệu quả hoạt động. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe tổng thể rất quan trọng để đảm bảo các Enzyme trong cơ thể luôn hoạt động hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của Enzyme

Ban đầu, nhiều nghiên cứu cho rằng, Enzyme hoạt động theo mô hình “khóa và chìa khóa”, nghĩa là một Enzyme chỉ có thể liên kết với một loại cơ chất nhất định, giống như một chìa khóa chỉ mở được một ổ khóa. Mô hình này được đưa ra vào năm 1894.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó đã bổ sung và hoàn thiện hơn mô hình này, gọi là mô hình “khớp cảm ứng”. Theo mô hình này, Enzyme có khả năng thay đổi linh hoạt để phù hợp với cơ chất, giúp Enzyme liên kết được với nhiều loại cơ chất khác nhau. Khi Enzyme và cơ chất kết hợp hoàn toàn lại với nhau và nằm đúng vị trí, quá trình xúc tác sẽ bắt đầu diễn ra.

Cơ chế hoạt động của Enzyme

Tác dụng của Enzyme đối với cơ thể?

Enzyme đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể con người. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của Enzyme:

  • Enzyme có tác dụng xúc tác phản ứng trong tế bào, nhờ đó giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa. Lượng Enzyme càng nhiều thì quá trình chuyển hóa sẽ diễn ra càng nhanh.
  • Enzyme có khả năng tạo ra phản ứng hóa học và đẩy nhanh tốc độ phản ứng, vì thế sẽ giúp cơ thể xây dựng cơ bắp, đào thải độc tố và tiêu hóa thức ăn.
  • Enzyme sẽ kết hợp với các chất hóa học khác như axit dạ dày và dịch mật để thực hiện chức năng tiêu hóa.

Xem thêm: Dính thắng lưỡi ở trẻ và những điều cần biết

Cơ thể thiếu hụt Enzyme có nguy hiểm không?

Enzyme tham gia vào mọi hoạt động trong cơ thể của chúng ta. Vì thế, nhiều người thắc mắc, khi cơ thể thiếu hụt Enzyme thì sẽ gây nên những vấn đề gì? Có nguy hiểm hay không?

Việc thiếu hụt các loại Enzyme, ví dụ như Enzyme tiêu hóa, sẽ làm giảm hoặc thậm chí vô hiệu hóa sự phân giải thực phẩm tạo năng lượng cho cơ thể, từ đó sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống.

Việc thiếu hụt Enzyme sẽ khiến cơ thể mệt mỏi

Bên cạnh đó, Enzyme bị thiếu hụt còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, điển hình như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, nhức đầu, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, các rối loạn về ruột, yếu cơ, nguy hiểm hơn là suy giảm các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Khi nào cần bổ sung Enzyme?

Việc bổ sung Enzyme cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, có một số trường hợp thường được khuyến nghị bổ sung Enzyme:

Người mắc bệnh về tụy

Khi mắc các bệnh về tụy như viêm tụy, xơ nang hoặc ung thư tuyến tụy, khả năng sản xuất Enzyme của tuyến tụy sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Khi đó, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn, khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Người ăn kiêng

Người ăn kiêng rất dễ bị thiếu hụt Enzyme. Khi chế độ ăn uống không đảm bảo khoa học, đặc biệt là thiếu các nhóm thực phẩm giàu Enzyme như trái cây, rau xanh, ngũ cốc… cơ thể sẽ khó có thể nhận được đủ lượng Enzyme cần thiết. Do đó, những người ăn kiêng cần bổ sung Enzyme. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại thuốc nào.

Những người ăn kiêng thiếu khoa học có thể cần phải bổ sung Enzyme

Người tiếp xúc với hóa chất độc hại

Việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao có thể làm tăng gánh nặng cho gan và thận, các cơ quan có chức năng giải độc. Bổ sung Enzyme có thể hỗ trợ quá trình này.

Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung Enzyme có thể gây ra các vấn đề như kích ứng dạ dày, tác dụng phụ khó chịu có liên quan đến hệ tiêu hóa. Do đó, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên mà Nha khoa Nhân Tâm cung cấp đã giúp bạn biết được Enzyme là gì và những tác dụng của Enzyme đối với sức khỏe của con người. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung kịp thời Enzyme cũng như các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để có một cơ thể khỏe mạnh.