Đẹn lưỡi là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì những mảng trắng xuất hiện trên lưỡi hoặc miệng, gây đau rát và khó chịu. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, đẹn lưỡi có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Đẹn lưỡi là gì?
Đẹn lưỡi là gì là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra. Đây là tình trạng nhiễm trùng trong miệng do nấm Candida Albicans gây ra. Nấm Candida khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển quá mức và làm xuất hiện các mảng hay các vết loét màu trắng, vàng ở lưỡi, hay nướu răng, má trong…
Đẹn lưỡi thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
Đẹn lưỡi không lây, mỗi đợt thường kéo dài từ 7 - 10 ngày và có thể tự khỏi hoặc điều trị tại nhà mà không để lại sẹo hay di chứng. Mặc dù vậy, bệnh lại gây nên nhiều khó chịu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, khiến trẻ bị rát lưỡi, bú ít, đau họng khó nuốt gây nôn trớ. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan mà nên lưu ý để có biện pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây đẹn ở lưỡi
Đẹn lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:
- Chấn thương tại chỗ: Các chấn thương tại chỗ như cắn vào lưỡi hoặc tổn thương từ dụng cụ vệ sinh răng miệng có thể gây đẹn lưỡi.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc căng thẳng sinh lý có thể làm suy yếu khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
- Dinh dưỡng kém: Việc thiếu hụt các vi chất như sắt, kẽm, folate, vitamin B6, B12, D… có thể dẫn đến suy giảm sức đề kháng, dễ gây ra đẹn lưỡi.
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể gây nổi đẹn lưỡi
- Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với Natri Lauryl Sulfat có trong kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng, hoặc dị ứng với thực phẩm như cam, quýt, dứa, sung, pho mát…
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men phát triển, gây lở loét trong miệng.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc ăn uống quá nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ có thể kích thích niêm mạc lưỡi và miệng, gây viêm loét.
- Suy giảm chức năng gan: Gan hoạt động kém sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, dẫn đến các vết lở loét ở lưỡi và niêm mạc miệng.
- Bệnh lý nền: Các bệnh gây kém hấp thu như bệnh đường ruột, bệnh Celiac làm cơ thể không nhận được đầy đủ dưỡng chất, từ đó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Dấu hiệu bị nổi đẹn trong miệng
Đẹn lưỡi thường có những biểu hiện rất dễ nhận biết, giúp người bệnh phát hiện sớm và có những biện pháp xử lý kịp thời. Các dấu hiệu bị nổi đẹn trong miệng bao gồm:
Dấu hiệu bị nổi đẹn trong miệng
- Mảng trắng hoặc vàng trên lưỡi: Các mảng này có thể xuất hiện ở các bề mặt của lưỡi và có thể lan rộng sang nướu răng hoặc má trong…
- Đau rát hoặc ngứa lưỡi: Người bị đẹn lưỡi thường cảm thấy đau rát ở lưỡi, nhất là khi ăn uống.
- Khó khăn khi ăn uống: Do bị đau rát nên người mắc phải tình trạng này thường gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn. Một số người có thể cảm thấy ăn uống không ngon miệng, bỏ ăn. Đối với trẻ em có thể bú ít, bỏ bú và quấy khóc.
- Loét miệng và chảy máu nhẹ: Đối với những trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể phát triển trên lưỡi và niêm mạc miệng, gây chảy máu nhẹ.
- Hơi thở có mùi hôi: Đẹn lưỡi xuất hiện do nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn thì có thể khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Mẹo trị đen lưỡi nhanh chóng tại nhà
Mặc dù có thể tự khỏi sau khoảng 1 - 2 tuần, nhưng đẹn lưỡi có thể gây đau rát, khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt. Do đó, để giảm triệu chứng của bệnh, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo trị đẹn lưỡi tại nhà sau.
Súc miệng với nước muối và nha đam
Muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, trong khi nha đam có tính thanh nhiệt và làm dịu cơn đau vô cùng hiệu quả. Vì thế, bạn có thể pha 1 thìa cà phê muối và nước ép nha đam với ½ cốc nước ấm, dùng súc miệng hàng ngày để trị đẹn lưỡi tại nhà.
Súc miệng với nước muối và nha đam sẽ giúp giảm đau hiệu quả
Lưu ý: Tránh sử dụng phần nhựa vàng của nha đam vì có thể gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng đến đường ruột.
Sử dụng mật ong trị đẹn lưỡi
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rát và làm dịu vết lở loét nhanh chóng. Bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên vết loét 4 lần/ngày, hoặc pha mật ong với trà nóng để uống hàng ngày, hoặc cũng có thể kết hợp mật ong với bột nghệ và bôi lên vết loét 2 - 3 lần/ngày để tăng hiệu quả làm lành vết thương.
Sử dụng đinh hương hoặc cam thảo
Đinh hương và cam thảo là 2 vị thuốc trong Đông Y, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị đẹn lưỡi.
- Đinh hương: 70-90% thành phần của cây đinh hương đó chính là hợp chất eugenol, có tác dụng gây tê, giảm đau nhanh chóng. Bạn chỉ cần thoa tinh dầu đinh hương lên vết lở hoặc nhai một vài mẩu đinh hương để giảm đau.
- Cam thảo: Cam thảo có vị ngọt mát, thành phần chính Glycyrrhizin có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tinh dầu cam thảo thoa trực tiếp lên vết loét 2 - 3 lần/ngày, hoặc pha trà cam thảo uống hoặc ngậm miếng cam thảo đều rất hiệu quả.
Đinh hương có khả năng trị đẹn lưỡi
Cách trị đẹn lưỡi tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm lành vết thương và giảm đau rát rất tốt mà không phải ai cũng biết. Cách trị đẹn lưỡi bằng dầu dừa vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bôi trực tiếp dầu dừa lên vết lở khoảng 3 - 5 lần/ngày cho đến khi vết loét lành lại.
Bột sắn dây
Từ trước đến nay, bột sắn dây luôn được biết đến với công dụng làm mát cơ thể, giảm sưng viêm và hỗ trợ chữa lành các vết loét ở lưỡi. Bạn chỉ cần hòa tan bột sắn dây với nước và uống hàng ngày là được.
Trị đẹn lưỡi bằng bột sắn dây
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Để giảm triệu chứng do đẹn lưỡi gây ra, bạn hãy uống nhiều nước (khoảng 1.5 - 2 lít nước/ngày) nhằm làm sạch khoang miệng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, hãy ăn thức ăn mềm, lỏng để tránh làm tổn thương vết loét.
Đừng quên bổ sung rau xanh, sữa chua và các loại thực phẩm mát như đậu xanh, đậu đen để hỗ trợ thanh nhiệt. Đồng thời tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, axit folic, vitamin B6, B12, để thúc đẩy quá trình phục hồi.
Uống 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày
Bị đẹn lưỡi khi nào cần đi thăm khám?
Nếu đẹn lưỡi gây ra các dấu hiệu sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp:
- Đau nhức dữ dội ở vết loét.
- Các vết loét có đường kính lớn hơn nhiều so với bình thường.
- Sốt cao, có thể lớn hơn 40 độ và không giảm được sốt.
- Vết loét kéo dài nhiều ngày, gây đau rát, khó chịu vô cùng mà không có dấu hiệu phục hồi.
Đẹn lưỡi gây đau rát dữ dội thì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Xem thêm: Bị lở miệng nên ăn gì? Bí quyết giúp giảm nhiệt miệng
Biện pháp phòng ngừa đẹn lưỡi
Để phòng tránh nguy cơ bị đẹn lưỡi, cách tốt nhất là bạn nên chủ động phòng ngừa. Theo đó, bạn hãy lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng không chứa Natri Lauryl Sulfat để tránh kích ứng.
- Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám trong các kẽ răng.
- Súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch khoang miệng một cách toàn diện.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng
Chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc axit.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu sắt, kẽm, axit folic, vitamin B6, B12… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống đủ nước mỗi ngày (2 - 3 lít nước) để duy trì độ ẩm cho miệng và hỗ trợ đào thải độc tố.
- Tránh ăn nhai các thực phẩm quá cứng hoặc sắc cạnh để giảm nguy cơ gây chấn thương cho lưỡi.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào bữa ăn hàng ngày
Tập thể dục thể thao đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ
Bạn hãy luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Đồng thời cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng kéo dài. Ngủ đủ giấc (7-8 giờ mỗi đêm) để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng.
Kiểm tra sức khỏe toàn diện
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cơ thể, kiểm tra sức khỏe răng miệng tại nha khoa uy tín để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề gây ảnh hưởng.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên
Hạn chế các thói quen xấu
Không hút thuốc lá vì khói thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế uống rượu bia vì chúng có thể gây mất nước và kích thích vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đẹn lưỡi là gì? Chăm sóc và điều trị đẹn lưỡi đúng cách sẽ giúp cải thiện nhanh chóng và đảm bảo sức khỏe cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Hãy kiên nhẫn và áp dụng các biện pháp an toàn để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!