TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đau răng mấy ngày thì khỏi, tự hết hay cần điều trị?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,992
Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp. Đau răng mấy ngày khỏi, tự hết hay cần điều trị là thắc mắc của nhiều bệnh nhân đau răng. Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này ngay sau đây.

Khi răng gặp vấn đề bất thường, biểu hiện dễ nhận biết nhất là đau răng. Đau răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và có nhiều mức độ tùy vào tình trạng tổn thương của răng. Vậy đau răng mấy ngày thì khỏi, đau răng sẽ tự hết hay cần điều trị?

Đau răng mấy ngày thì khỏi, tự hết hay cần điều trị?

“Đau răng mấy ngày thì khỏi, tự hết hay cần điều trị?” phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và mức độ tổn thương răng.

1. Viêm nướu

Viêm nướu là tình trạng nướu răng bị nhiễm khuẩn, thường do việc vệ sinh răng miệng kém dẫn đến mảng bám và vôi răng tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Khi bị viêm nướu, nướu sẽ bị sưng đỏ, có thể chảy máu và gây đau nhức nhưng không quá nghiêm trọng.

Viêm nướu mới chớm có thể tự khỏi sau vài ngày nếu chăm sóc và vệ sinh răng đúng cách. Nếu tình trạng nghiệm trọng hơn, cần đến nha khoa để điều trị cạo vôi răng chuyên sâu.

Cạo vôi răng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm và bạn sẽ không còn cảm thấy đau răng, đau nướu sau khi thực hiện.

Viêm nướu gây đau răng

2. Viêm nha chu

Viêm nướu nếu không được chăm sóc và điều trị thì sẽ tiến triển thành nha chu. Lúc này nướu bị tụt, răng bị lung lay và đau nhức nghiêm trọng do xuất hiện nhiều túi mủ quanh chân răng.

Viêm nha chu gây ra những cơn đau răng kéo dài và dễ tái đi tái lại, thậm chí có thể gây áp-xe chân răng, sưng má, mất răng.

Viêm nha chu cần được điều trị để chấm dứt tình trạng đau. Việc điều trị bao gồm vệ sinh răng, hướng dẫn chăm sóc và dùng thuốc để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Điều trị viêm nha chu

Trường hợp viêm nha chu gây nhiễm trùng nghiêm trọng, cơn đau và các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm thì biện pháp xử lý là nhổ răng và phục hình răng với kỹ thuật trồng răng Implant.

3. Sâu răng

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị đau răng do sâu răng chiếm nhiều nhất và ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn ăn thức ăn thừa bám trên răng nướu và phân hủy đường thành axit bào mòn men răng. Răng sẽ dần mòn và xuất hiện những lỗ sâu răng.

Giai đoạn đầu, sâu răng ở mức độ sâu men răng. Sâu men răng không gây đau nên rất khó để nhận biết và điều trị.

Trám răng sâu

Đau răng thường gặp khi sâu răng tiến triển thành sâu ngà răng và sâu tủy răng. Sâu ngà răng gây ra các cơn đau nhẹ thoảng qua, kèm ê buốt răng. Sau đó sẽ tự hết. Sâu tủy răng sẽ gây ra những cơn đau rõ rệt, đau nhói và tần suất ngày càng mạnh.

Sâu men răng và sâu ngà răng thì chỉ cần điều trị bằng cách loại bỏ mô răng sâu và trám răng.

Đau do sâu tủy răng chỉ chấm dứt khi Bác sĩ điều trị tủy, loại bỏ mô tủy bị nhiễm trùng và mô răng bị sâu, sau đó phục hình răng chữa tủy bằng cách trám thẩm mỹ hoặc bọc răng sứ.

4. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng tủy răng do các bệnh lý như sâu răng, mòn răng… hoặc do các chấn thương như nứt răng, vỡ răng, mẻ răng… xâm lấn vào tủy.

Tủy răng bị viêm sẽ gây ra những cơn đau răng thường trực, đau nhói, thậm chí đau lan lên đầu và lan sang tai, kèm theo đó là những biểu hiện như co cứng hàm, khó há miệng, khó ăn nhai, hành sốt, nổi hạch.

Răng sâu tới tủy gây viêm tủy và đau nhức

Tủy răng bị viêm nếu không chữa trị còn gây ra những biến chứng như viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, áp-xe răng,… thậm chí đe dọa tính mạng.

Cơn đau do viêm tủy răng không thể tự hết mà cần được điều trị bởi Bác sĩ răng hàm mặt giỏi TP.HCM. Việc điều trị bao gồm chữa tủy hoặc nhổ răng tùy theo mức độ tổn thương. Có thể cần kết hợp dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh với các kỹ thuật nha khoa.

5. Mọc răng khôn

Mọc răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng nhiều nhất ở người trưởng thành.

Răng khôn thường mọc vào độ tuổi 17-25 tuổi, khi xương hàm đã cứng chắc và các răng đã phát triển ổn định, do đó sẽ không có đủ khoảng trống cho răng khôn mọc. Từ đó dẫn đến răng khôn mọc ngang, mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt dưới nướu và dễ bị sâu.

Hầu hết răng khôn mọc sẽ gây ra tình trạng viêm quanh răng khôn gây sưng và đau răng. Nếu đau do mọc răng khôn, cơn đau có thể kéo dài từ 3-7 ngày và giảm dần. Tùy theo cơ địa mà bạn có thể cần sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc không.

Răng khôn gây ra những cơn đau kéo dài

Xem thêm: Mẹo chữa đau răng hiệu quả ngay tức thì

Tuy nhiên, răng khôn không mọc hẳn một lần mà nó sẽ nhú từ từ trong nhiều năm, khiến cơn đau răng khôn kéo dài và tái lại nhiều lần cho đến khi răng mọc hẳn.

Nếu răng khôn bị sâu hoặc mọc khó thì sau khi mọc chúng vẫn gây ra những cơn đau thường niên.

Thậm chí chúng còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng mãn tính, xô lệch hàm, sâu răng diện rộng, hỏng răng số 7, rối loạn cảm giác, u nang xương hàm…

Do đó, giải pháp để chấm dứt cơn đau răng khôn và phòng ngừa biến chứng mọc răng khôn chính là nhổ bỏ chúng.

Như vậy, Nha khoa Nhân Tâm vừa giải đáp cho bạn “đau răng mấy ngày thì khỏi, có cần điều trị không?” dựa trên từng nguyên nhân gây đau răng. Đừng quên chăm sóc răng đúng cách và thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để không cần lo lắng về các vấn đề răng miệng và sở hữu hàm răng chắc khỏe bạn nhé!