Có rất nhiều nguyên nhân gây đau răng hàm như đau răng do bị bệnh lý răng miệng, do chấn thương răng, do viêm xoang hàm, do đau dây thần kinh V vô căn, do hội chứng đau chuyển vị răng.
Tùy theo nguyên nhân mà Bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị tối ưu. Trong thời gian chờ đợi thăm khám, bạn có thể xử lý tạm thời cơn đau răng tại nhà bằng thuốc giảm đau, vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng các nguyên liệu có tính sát khuẩn như tinh dầu đinh hơn, bạc hà, muối, đọt ổi hoặc chườm lạnh.
Nguyên nhân gây đau răng hàm
Đau răng hàm thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân phổ biến nhất là do các bệnh lý răng miệng: như sâu răng, viêm tủy răng, áp-xe quanh chóp răng gây ra kích thích và tạo cảm giác đau nhức từ nhẹ đến dữ dội.
- Chấn thương gây nứt gãy răng: Lực nhai quá lớn hoặc các tác động bên ngoài va đập gây nứt, vỡ, gãy răng. Răng hàm bị chấn thương sẽ gây ra cảm giác đau đột ngột, đau thốn khi cắn hai hàm lại với nhau.
Đau răng hàm do nứt gãy răng
- Tình trạng nhồi nhét thức ăn: Thức ăn bị mắc kẹt giữa hai răng sẽ gây cộm vướng khiến bạn khó chịu, ê nhức răng.
- Viêm nướu, viêm hay áp-xe nha chu: Răng hàm bị đau cũng có thể do vùng nướu bị viêm, triệu chứng đi kèm thường là hôi miệng, chảy máu nướu. Nếu viêm nướu không được điều trị sẽ gây ra viêm nha chu, phá hủy các mô nâng đỡ răng dẫn đến răng bị lung lay và mất răng.
Viêm nướu gây đau răng
- Đau răng hàm hàm trên do viêm xoang hàm: Theo cấu trúc giải phẫu xoang hàm thì những vùng răng hàm trên có liên quan mật thiết đến xoang hàm, do đó bị viêm xoang hàm có thể gây ra cảm giác đau răng.
- Do đau dây thần kinh V vô căn: Dây thần kinh V chi phối cho mắt, chi phối cảm giác hàm trên, chi phối cảm giác cho các răng hàm dưới. Do vậy khi đau dây thần kinh V, bạn sẽ có cảm giác đau răng dù không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên răng. Trường hợp này cần Bác sĩ có kinh nghiệm chẩn đoán để điều trị đúng phương pháp, tránh nhổ răng nhầm cho bệnh nhân.
Đau dây thần kinh V vô căn có thể gây đau răng
- Hội chứng đau chuyển vị răng: Những dây thần kinh chi phối cho răng có sự liên kết với nhau nên bạn cảm giác đau ở vị trí này nhưng nguyên nhân lại do răng ở vị trí khác. Ví dụ như bạn đau răng vùng hàm dưới nhưng nguyên nhân lại do răng ở vùng hàm trên.
Cách xử lý khi bị đau răng hàm
Xử lý đau răng hàm tại nhà
Trong trường hợp bạn bị đau răng hàm nhưng chưa có điều kiện thăm khám tức thì, thì bạn có thể giảm đau răng tạm thời tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Thuốc giảm đau: Liên hệ với Bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm (nếu bị viêm). Có thể uống ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau. Aspirin có tác dụng tốt nếu nguyên nhân do viêm tủy nhưng cần hỏi ý kiến Bác sĩ chuyên môn.
Sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng nhẹ nhàng và kỹ càng theo hướng dẫn của Nha sĩ. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm hoặc bàn chải đánh răng điện. Làm sạch sâu bằng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và máy tăm nước. Kết hợp sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn.
Cần vệ sinh răng miệng đúng cách để sát khuẩn, giảm đau răng
- Chườm lạnh: để giảm đau răng hàm bạn có chườm lạnh lên khu vực má có răng bị đau.
- Giảm đau răng bằng tinh dầu đinh hương, bạc hà: Ngâm một miếng bông gòn trong tinh dầu và chấm lên vùng răng và nướu bị đau.
Giảm đau răng hàm bằng tinh dầu
- Sử dụng các liệu pháp giảm đau răng hàm đơn giản bằng thực vật: Tỏi, nước cốt chanh, trà xanh, bạc hà, đọt ổi, hoa cúc hoặc giấm táo, nước muối sinh lý cũng có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau răng hiệu quả.
Điều trị đau răng hàm tại phòng khám nha khoa uy tín
Khi bị đau răng hàm, cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Nha khoa Nhân Tâm là trung tâm nha khoa hàng đầu tại TP.HCM
Để chẩn đoán đúng nguyên nhân đau răng, đòi hỏi Bác sĩ phải có chuyên môn sâu rộng, am hiểu về cấu trúc hệ thống vùng sọ mặt cũng như mối liên hệ giữa hàm răng và các cơ quan khác trên cơ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị chính xác, tránh những hậu quả như nhổ nhầm răng, điều trị sai dẫn đến hỏng răng…
Phương pháp điều trị đau răng hàm tại nha khoa sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng. Nếu đau răng do các bệnh lý răng miệng thì sẽ cần các kỹ thuật chữa trị như trám răng sâu, chữa tủy răng và phục hình sứ, nhổ răng khi răng bị tổn thương không thể giữ lại… Các trường hợp đau răng khác, Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thăm khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả, an toàn, nhanh chóng, bảo tồn răng thật tối đa.
Điều trị đau răng tại Nha khoa Nhân Tâm
Đau răng hàm dù mức độ nặng hay nhẹ thì cũng cần được điều trị sớm để tránh những hậu quả như nhiễm trùng, mất răng, áp-xe… Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị, bạn có thể tham khảoNha khoa Nhân Tâm, chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng nhất cho bạn!