TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Có cần ghép xương trong cấy ghép Implant không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.736
Chỉ trong một số trường hợp, nhằm bổ sung phần hàm đã tiêu đi, đồng thời cũng tăng thể tích xương hàm. Ghép xương nhằm tái tạo xương hàm để đủ điều kiện tích hợp và nâng đỡ trụ implant. Xương được các bác sĩ nha khoa cấy ghép là xương nhân tạo hoặc xương tự thân của bệnh nhân, hay người hiến tặng.

Bác sĩ sẽ phân tích trường hợp của bệnh nhân có đủ điều kiện cấy ghép Implant không? Nêu không cần phải ghép xương đủ điều kiện tích hợp và nâng đỡ trụ implant

Không phải bệnh nhân bị mất răng nào cũng dễ dàng cấy ghép Implant một cách suôn sẻ. Ghép xương trong cấy ghép implant ra đời để giúp cho khách hàng nhẹ gánh nặng về tài chính và giúp cải thiện tình trạng răng miệng kịp thời tránh những biến chứng về sau. Vậy, cấy ghép xương trong cấy ghép Implant là gì? 

Cấy ghép xương trong cấy ghép Implant là gì?

Định nghĩa về cấy ghép xương trong cấy ghép Implant là gì? Khái niệm này được sử dụng trong nha khoa.

Bác sĩ thực hiện sẽ khám tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân và sẽ chỉ định cấy ghép xương nếu số lượng xương ổ răng, xương hàm của bệnh nhân không đủ điều kiện để cấy ghép trụ Implant.

Tùy theo từng trường hợp, vị trí mất răng khác nhau mà bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương tự thân hay xương nhân tạo. Phải đợi một thời gian khi xương mới ghép tích hợp hoàn toàn với ổ răng và hàm của bệnh nhân thì bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thao tác phẫu thuật đặt trụ răng Implant.

Sẽ có 2 trường hợp. Nếu bệnh nhân bị mất xương ít, chỉ cần ghép xương nhân tạo, thao tác dễ thực hiện thì y bác sĩ tại cơ sở nha khoa có thể thực hiện được.

Nếu trường hợp xương bị mất nhiều, thao tác phức tạp cần phải ghép xương tự thân, để đảm bảo an toàn bệnh nhân nên đến bệnh viện để các ê kíp bác sĩ chuyên khoa răng, hàm, mặt tiến hành gây mê phẫu thuật.

Quy trình cấy ghép xương trong cấy ghép Implant

Để quá trình cấy ghép xương trong Implant thành công và cho kết quả tốt nhất thì những bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép do xương hàm không khỏe, mất nhiều ổ răng nên thực hiện việc cấy ghép theo quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các bước theo đúng quy định của Bộ Y tế, với 4 bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân đến khám tình trạng răng miệng, sau đó sẽ tiến hành chụp phim X quang để bác sĩ xác định rõ tình trạng răng hàm, vị trí bị tiêu xương, hệ thống các dây thần kinh vùng hàm mặt...
  • Bước 2: Sau khi có kết quả X quang bác sĩ phân tích và lên phác đồ cấy ghép xương hàm một cách rõ ràng và chi tiết. Tiêu chuẩn xương hàm có đủ đáp ứng quy định về số lượng xương cần sử dụng trong việc cấy ghép Implant hay không. Những phương pháp thực hiện ghép xương, thời gian, chi phí cụ thể để khách hàng nắm. Nếu khách hàng có những thắc mắc sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải thích cụ thể.
  • Bước 3: Tiến hành ghép xương, toàn bộ quá trình này được thực hiện nhanh chóng và rất an toàn bác sĩ sẽ vệ sinh, làm sạch và gây tê hoặc gây mê phẫu thuật ghép xương răng.. Nếu trường hợp đơn giản, mất xương ít và ghép xương nhân tạo thì cơ sở nha khoa sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép. Còn phức tạp hơn, bệnh nhân sẽ vào bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ răng hàm mặt giải phẫu ghép xương tự thân.
  • Bước 4: Sau cùng hoàn tất quy trình phẫu thuật ghép xương, bác sĩ kiểm tra mật độ xương, đánh giá tình trạng sau cấy ghép. Những hướng dẫn về vệ sinh, thuốc uống cho bệnh nhân về nhà tự chăm sóc để quá trình trồng răng Implant có được kết quả hài lòng nhất.

Cấy ghép xương hàm giúp phục hình tiêu xương toàn diện, trồng răng Implant thành công

Xem thêm: Cấy ghép xương ổ răng trong Implant và thời gian bao lâu?

Có cần ghép xương trong cấy ghép Implant không?

Ở Việt Nam, đối tượng người trưởng thành, trung niên và lão niên thường hay có tình trạng tiêu xương. Đó là tình trạng tỉ lệ xương hàm bị hao hụt về chiều dọc hay chiều ngang.

Chính vì vậy, bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân làm răng xương bị tiêu bằng cách ghép xương càng sớm càng tốt, sau đó sẽ cấy ghép Implant.

Trong khuyến cáo của các bác sĩ răng hàm mặt nên ghép xương trong cấy ghép Implant càng sớm càng tốt để tránh tình trạng bị hóp má, khuôn mặt già nua, biến dạng.

Ưu điểm của phương pháp ghép xương này chính là bảo vệ sức khỏe răng hàm, cải thiện thẩm mỹ, phục hồi chức năng ăn nhai và tránh tình trạng cấu trúc răng hàm bị biến đổi, mặt bị hóp là mất đi sự cân đối và làm cho gương mặt già đi trước tuổi.

Chỉ sau một thời gian ngắn thì xương hàm được ghép mới sẽ tích hợp, giúp cho trụ răng Implant bám chắc, răng khỏe hơn và đạt tỉ lệ thành công cao, bệnh nhân sinh hoạt ăn uống thoải mái.

Ghép xương trong cấy ghép Implant là dịch vụ nha khoa khá phức tạp vì xác định được đúng lượng xương cần bổ sung, thao tác chính xác và an toàn để tạo thuận lợi cho việc cấy ghép Implant. Vậy nên, câu hỏi thường được đặt ra là nha khoa nào tốt trong lĩnh vực này?

Nha khoa Nhân Tâm chính là địa chỉ nha khoa uy tín mà bạn có thể an tâm sử dụng dịch vụ cấy ghép Implant cho trường hợp xương hàm bị mất xương, các cơ sở nha khoa khác từ chối.