TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi mang thai

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 973
Nhiều người nghĩ rằng, mang thai không ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng, nhưng trên thực tế hiện tượng chảy máu chân răng khi mang thai lại xảy ra với tỉ lệ khá cao. Lý do là vì cơ thể mẹ trong giai đoạn này có nhiều thay đổi nhằm mục đích nuôi dưỡng thai nhi. Vậy mẹ bầu bị chảy máu chân răng nên xử lý thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

Chảy máu chân răng khi mang thai khá phổ biến và thường xảy ra do nhu cầu canxi của cơ thể thay đổi, rối loạn nội tiết tố, ăn uống thất thường,…

Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu có thể sử dụng nước súc miệng, cạo vôi răng định kỳ, vệ sinh răng đúng cách và thường xuyên,… Nếu triệu chứng đau nhức, chảy máu chân răng ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên tới phòng khám răng gần nhất để thăm khám và chữa trị sớm.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng khi mang thai

Các thay đổi của cơ thể khi mang thai chính là lý do khiến phụ nữ dễ gặp các vấn đề răng miệng và chảy máu chân răng hơn.

Những nguyên nhân cụ thể khiến mẹ bầu bị chảy máu chân răng là:

Tăng nhu cầu canxi

Phụ nữ có thai cần nhiều canxi hơn người bình thường để nuôi dưỡng bào thai trong giai đoạn phát triển. Tình trạng thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng tới xương, răng, khiến răng xốp hơn, dễ sâu và chảy máu chân răng.

Thiếu canxi trong thời gian mang thai có thể dẫn đến chảy máu chân răng

Thay đổi nội tiết tố

Progesterone và Estrogen có sự thay đổi mạnh, làm tăng lưu lượng máu đến nướu, từ đó hiện tượng viêm và chảy máu trở nên nặng nề hơn. Các mẹ bầu bị chảy máu chân răng hay mắc bệnh nha chu từ trước thường sẽ bị nặng hơn khi bước vào tháng thứ 7 – 8.

Thay đổi chế độ ăn

Phụ nữ thường bị ốm nghén trong các tháng đầu thai kỳ với triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, thèm chua hoặc ngọt nhiều hơn bình thường,… Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý khác về răng miệng ở phụ nữ mang thai.

Cách xử lý chảy máu chân răng khi mang thai

Nếu triệu chứng đau nhức, chảy máu chân răng ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên tới phòng khám răng gần nhất để thăm khám và chữa trị sớm. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Súc miệng hàng ngày

Súc miệng sạch sẽ để tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm các vấn đề về răng

Bên cạnh việc chải răng mỗi ngày 2 lần, sử dụng nước súc miệng sau khi ăn sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó hạn chế các bệnh lý về răng miệng cũng như chảy máu chân răng.

Cạo vôi răng

Các bước vệ sinh răng thông thường rất khó loại bỏ hoàn toàn mảng bám, chúng vẫn có thể tích tụ lại và vôi hóa trở thành vôi răng sau một thời gian. Do vậy, bạn nên tới nha khoa để cạo vôi răng định lì bằng các dụng cụ, máy móc chuyên dụng.

Sử dụng kháng sinh

Nếu bạn bị sưng viêm nướu do tích tụ vi khuẩn và nhiễm trùng thì cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Mặc dù vậy, dùng thuốc khi mang thai cần hạn chế và thận trọng nên có thể cân nhắc dùng kháng sinh dạng nước súc miệng hoặc gel bôi.

Sử dụng thuốc điều trị khi mang thai cần có chỉ định của bác sĩ

Cách chăm sóc răng miệng trong thời gian mang thai

Vệ sinh, chăm sóc răng miệng trong thời gian mang thai là việc cần thực hiện thường xuyên, đúng cách dù là trước hay trong khi mang thai để duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng:

  • Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách để không gây thương tổn nướu và làm sạch răng tối ưu. Nên chải răng sau bữa ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Không nên dùng tăm, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn trong kẽ răng.
  • Đi khám răng, cạo vôi răng định kỳ, điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
  • Nếu bạn bị nôn nhiều, hãy súc miệng lại sau đó để làm sạch khoang miệng, có thể lấy miếng gạc thấm kem đánh răng để vệ sinh răng nhanh chóng.
  • Nếu bạn bị thèm ngọt khi mang thai, hãy ưu tiên hoa quả ngọt thay vì kẹo bánh chứa nhiều đường. Các loại quả này không những không gây sâu răng mà còn giúp bổ sung chất xơ, làm răng sạch hơn.

Nên ăn hoa quả ngọt thay vì kẹo bánh chứa nhiều đường

Xem thêm: Răng ê buốt khi nhai xảy ra khi nào? Cần làm gì để khắc phục

Nhìn chung, tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai khá phổ biến. Đây không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng và có thể điều trị được. Nên nếu đang gặp phải vấn đề này, bạn hãy thực hiện các phương pháp chăm sóc tại nhà và tới trung tâm nha hoa để chữa trị triệt để.