TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chân răng bị sưng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 15,291
Chân răng bị sưng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề tiềm ẩn như viêm nướu hoặc nhiễm trùng nướu. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Hầu hết các trường hợp sưng chân răng đều có liên quan đến các vấn đề về răng miệng. Nguyên nhân có thể do thức ăn mắc kẹt, viêm nướu, vệ sinh răng miệng kém hay thay đổi nội tiết tố khi mang thai…

Hầu hết các trường hợp chân răng bị sưng có thể được cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, bệnh nhân nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ thường sẽ chỉ định lấy vôi răng, lấy tủy, trám răng, nhổ răng… tùy theo mức độ và nguyên nhân gây sưng chân răng.

Nguyên nhân khiến chân răng bị sưng

Chân răng bị sưng không phải là điều bất thường và thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp sưng nướu có liên quan đến các vấn đề về răng miệng và có thể được khắc phục tại nhà. Nguyên nhân gây sưng chân răng bao gồm:

Thức ăn mắc kẹt trong chân răng

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng sưng chân răng đó là do thức ăn mắc vào kẽ răng. Điều này có thể gây kích ứng và gây viêm tấy ở khu vực bị ảnh hưởng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể được cải thiện sau khi súc miệng, chải răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn ra khỏi kẽ răng.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến các mảnh thức ăn bị mắc kẹt giữa răng và đường viền nướu. Điều này có thể dẫn đến sưng quanh nướu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng và sâu răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gây sưng chân răng

Nướu sưng tấy vì viêm nhiễm

Viêm nướu kích thích vị trí nướu và khiến chúng sưng lên. Ban đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý này thường bị bỏ qua nên không phải lúc nào cũng được xử lý sớm. Khi tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức, chân răng sưng tấy có mủ, trường hợp nặng của bệnh sẽ dẫn đến viêm nha chu hoặc mất răng.

Sưng chân răng vì mang thai

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể thay đổi khá nhiều, điều đó có thể làm tăng lượng máu di chuyển đến nướu khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn trước. Hơn nữa, sự thay đổi hormone cũng làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu, do đó nguy cơ viêm nướu gây sưng chân răng có thể cao hơn bình thường.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Vitamin B và C đóng một chức năng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi cơ thể thiếu quá nhiều vitamin C, bạn rất dễ mắc bệnh scorbut, khiến chân răng bị sưng tấy. Cùng với đó có thể là một số dấu hiệu như đau khớp, đau chân dữ dội, các đốm màu tím hoặc xanh ở da và cơ thể thường ở trạng thái mệt mỏi.

Thiếu chất cũng có thể làm cho chân răng bị sưng

Chân răng bị sưng do nhiễm trùng

Chân răng bị sưng có thể là do răng hoặc nướu bị nhiễm trùng bởi nấm hoặc vi sinh vật. Căn bệnh phổ biến nhất dễ mắc phải ở cả người lớn và trẻ em là sâu răng, viêm tủy, nếu không được xử lý sớm sẽ phát triển thành áp xe răng và sưng nướu.

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân sức khỏe cũng có thể gây sưng nướu, bao gồm:

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Nhạy cảm với các sản phẩm răng miệng, bao gồm các thành phần trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng.
  • Đeo răng giả, mão răng hoặc sử dụng sai dụng cụ nha khoa.

Chân răng bị sưng phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp chân răng bị sưng có thể được cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

Sử dụng nước súc miệng khử trùng

Nước súc miệng sát trùng có thể kiểm soát sự tích tụ của vi khuẩn và các mảng bám khác. Những người bị sưng nướu có thể sử dụng nước súc miệng khử trùng mạnh như cetylpyridinium chloride. Trong những trường hợp quá mức, bác sĩ cũng có thể kê toa nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine để loại bỏ vi khuẩn nguy hiểm trong khoang miệng.

Nước súc miệng sát trùng có thể kiểm soát sự tích tụ của vi khuẩn và giảm sưng nướu

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể chữa lành vết thương ở nướu. Các nhà nghiên cứu cho biết, súc miệng bằng dung dịch muối 1,8% trong hai phút, ba lần mỗi ngày có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương nướu.

Bạn có thể tạo ra một dung dịch muối mạnh bằng cách hòa tan một thìa cà phê muối trong một cốc nước đun sôi để nguội. Dùng nước này súc miệng 2-3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng sưng nướu.

Súc miệng bằng nước súc miệng thảo dược

Một số nghiên cứu xác nhận rằng tác dụng chống viêm của nước súc miệng thảo dược, chẳng hạn như các loại có chứa tinh dầu trà xanh, đinh hương và húng quế. Chúng có thể kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Dùng nước súc miệng thảo dược trong 21 ngày có thể cải thiện tình trạng sưng nướu và hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, một số loại nước súc miệng thảo dược còn có thể loại bỏ mảng bám và chữa viêm nướu tại nhà.

Cách điều trị chân răng bị sưng tại nha khoa

Trong trường hợp sưng nướu nghiêm trọng, đặc biệt là sưng chân răng khôn, bạn có thể cần đến phương pháp điều trị lâm sàng để tránh những rủi ro không mong muốn. Các biện pháp điều trị lâm sàng cụ thể bao gồm:

Cạo vôi răng

Cạo vôi răng là một phương pháp làm sạch răng chuyên nghiệp giúp loại bỏ cao răng, mảng bám và hỗ trợ điều trị viêm nướu. Trong quá trình làm sạch răng, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để cạo sạch cao răng. Sau đó, đánh bóng bề mặt răng để giúp bạn hạn chế sự tích tụ mảng bám.

Xem thêm: Răng vổ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cạo vôi răng giúp loại bỏ cao răng, mảng bám và hỗ trợ điều trị viêm nướu

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau như ibuprofen có thể giúp giảm đau chân răng ở những người đang điều trị áp xe răng hoặc viêm nha chu. Thuốc kháng sinh đường uống thường được kê đơn để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân cũng cần can thiệp các thủ thuật khác để loại bỏ áp xe.

Rạch áp xe

Đối với những trường hợp áp xe gây sưng chân răng nặng, bác sĩ cũng có thể đề nghị rạch một đường để loại bỏ mủ bị viêm. Sau khi dẫn lưu, bác sĩ sẽ rửa vị trí đó bằng dung dịch chuyên dụng.

Lấy tủy răng

Trong trường hợp răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị lấy tủy răng để loại bỏ vi khuẩn khỏi chân răng bị viêm. Sau đó, bác sĩ sẽ trám răng bằng vật liệu chuyên dụng hoặc bọc răng sứ.

Nếu răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị lấy tủy răng

Nhổ răng

Nếu sưng nướu có liên quan đến nhiễm trùng răng nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu nhổ răng để giải quyết và giúp bạn tránh nhiễm trùng.

Ngăn ngừa sưng chân răng như thế nào?

Chân răng bị sưng có thể được ngăn chặn bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Để hạn chế tình trạng sưng nướu, người bệnh có thể tham khảo các bước chăm sóc như sau:

  • Đánh răng thường xuyên hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và không nên chải quá mạnh vì dễ gây hại cho nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng, nên làm nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến nướu.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và giúp chống nhiễm trùng hiệu quả.
  • Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt có khả năng làm suy yếu vi khuẩn.
  • Hạn chế các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc sử dụng nước súc miệng quá mạnh, rượu hoặc thuốc lá vì chúng làm kích ứng nướu răng.

Chân răng bị sưng sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng của bạn. Để tránh điều này xảy ra, hãy chăm sóc răng đúng cách. Đồng thời, bạn cần khám răng định kỳ 6 tháng một lần để làm sạch thường xuyên tránh cao răng tích tụ gây viêm nướu và sưng chân răng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn thêm nhé!