TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cấy ghép răng cho người thiếu răng bẩm sinh

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 7,033
Sáng 3-6, tại bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, TP.HCM, TS.BS Võ Văn Nhân đã phẫu thuật dời dây thần kinh hàm dưới và cấy ghép xương gò má để phục hồi răng hàm trên và hàm dưới cho bệnh nhân N.T.K.H.

Đây là ca cấy ghép răng cho người thiếu bẩm sinh (*) được thực hiện thành công ngày 3/6/2016 do Tiến sĩ bác sĩ Võ Văn Nhân cùng ê-kíp.

Ca phẫu thuật cấy ghép răng cho người thiếu bẩm sinh được thực hiện song hành hai kỹ thuật phức tạp dời dây thần kinh hàm dưới (*) và cấy ghép implant xương gò má (*) để phục hồi toàn bộ răng hàm trên và hàm dưới cho bệnh nhân. Sự thành công này đánh dấu một bước tiến mới trong ngành implant nha khoa Việt Nam.

Cấy ghép implant cho người bị thiếu răng bẩm sinh (*), đây là ca phẫu thuật phức tạp này được thực hiện cho Bệnh nhân Nguyễn Thị Kim Huệ (30 tuổi – Hà Nội) bị thiếu răng bẩm sinh (không có răng từ khi mới sinh) nên xương hàm không phát triển.

Bên cạnh đó, Bệnh nhân phải đeo hàm răng giả từ khi 14 tuổi. Do vậy, đến nay xương hàm trên và hàm dưới bị tiêu trầm trọng đến nổi mà các kỹ thuật nha khoa truyền thống không thực hiện được.

Chị Kim Huệ chia sẻ:

“Từ nhỏ tôi bị thiếu rất nhiều răng và phải đeo hàm răng giả khi lên 14 tuổi. Sau khi đeo hàm giả một thời gian, xương hàm tôi bị nhiễm trùng và các răng bắt đầu rụng dần.

Tôi đã đi tư vấn ở nhiều nơi và đến năm 2015 tôi đã cấy ghép implant nhưng không làm được răng. Nên sau đó tôi được giới thiệu đến Bác sĩ Nhân.”

Sau khi khám lâm sàng và khảo sát trên phim X-quang 3 chiều, Ts.Bs Võ Văn Nhân cho biết:

“Trường hợp của bệnh nhân Kim Huệ là vô cùng đặc biệt, xương hàm trên bị tiêu xương trầm trọng sát đáy xoang hàm, xương hàm dưới bị tiêu xương và lộ dây thần kinh.

Để giải quyết trường hợp này chỉ còn một giải pháp khả thi là thực hiện song hành cả 2 kỹ thuật: dời dây thần kinh (*), cấy ghép implant để phục hồi hàm răng dưới (*) và cấy implant xương gò má (*) để phục hồi hàm răng trên.”

Tuy nhiên, cả 2 kỹ thuật này đòi hỏi Bác sĩ phải có kỹ năng tinh tế, am tường giải phẫu học và nhiều kinh nghiệm. Nhưng khi làm chủ được kỹ thuật sẽ là một lựa chọn điều trị có tỷ lệ thành công cao (98-100%), hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Ngoài ra, phương pháp này còn có ưu điểm giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện và thời gian điều trị. Đồng thời, cho phép Bệnh nhân có răng tạm cố định tức thì sau phẫu thuật.

Việc thực hiện 1 trong 2 kỹ thuật đã là vấn đề khó khăn, trong khi kết hợp 2 kỹ thuật này trên cùng 1 bệnh nhân thì mức độ khó khăn và thách thức có thể gia tăng gấp nhiều lần cả về khía cạnh phẫu thuật, phục hình răng, phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ. Do vậy cho đến nay, trên thế giới có rất ít Bác sĩ thực hiện thành công đồng thời 2 kỹ thuật này.

Sự thành công của ca phẫu thuật song hành do Ts.Bs Võ Văn Nhân thực hiện đã đánh dấu một bước tiến mới của ngành implant nha khoa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ. Bác sĩ Võ Văn Nhân đã báo cáo kỹ thuật implant xương gò má cải tiến tại Hội nghị quốc tế 2015, công trình này đóng góp lớn về mặt khoa học, góp phần hoàn thiện kỹ thuật này trên thế giới.

Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi người

Sau 4 tiếng làm việc tập trung cao độ, Tiến sĩ. Bác sĩ Võ Văn Nhân và ê-kíp đã thực hiện thành công ca phẫu thuật.

Theo đánh giá ban đầu, hiện tại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục, tiếp xúc tốt và đã xuất viện viện vào ngày 4/6. Dự kiến 1 tuần sau phẫu thuật để giảm sưng và phù nề, bệnh nhân sẽ được gắn răng cố định trên implant.

Tuy nhiên bệnh nhân cần phải ăn thức ăn mềm, lỏng trong 3 tháng đầu để đảm bảo cho implant có sự dính chặt hoàn toàn vào xương, cũng như có chế độ chăm sóc răng cẩn thận để ngăn ngừa tình trạng viêm mô mềm qua implant. Như vậy mới đảm bảo kết quả thẩm mỹ và thành công lâu dài.

Bệnh nhân nên tái khám định kỳ 6 tháng/1 lần để bác sĩ làm vệ sinh răng miệng, kiểm tra khớp cắn, kiểm tra sự lành thương của implant, của xương và mô nướu.

Bài viết trên báo Tuổi Trẻ 03/06/2016: https://tuoitre.vn/cay-ghep-rang-cho-nguoi-thieu-rang-bam-sinh-1112386.htm

Phòng ngừa và điều trị cho những trường hợp thiếu răng bẩm sinh tương tự

Trong những bệnh nhân tương tự cần theo dõi chặt chẽ để có chiến lược điều trị toàn diện và dài hạn trước và sau khi phục hồi bằng phương pháp implant. Vì việc cấy ghép implant chỉ thực hiện khi bệnh nhân đã trưởng thành (hoàn tất giai đoạn tăng trưởng, thường trên 18 tuổi).

Trước khi cấy ghép implant (giai đoạn trước 18 tuổi), cần có 1 kế hoạch để phục hồi răng để đảm bảo thẩm mỹ giúp bệnh nhân giảm mặc cảm tự ti và những ảnh hưởng tâm lý trong giai đoạn đến trường.

Đồng thời phải đảm bảo việc duy trì xương ổ răng tối ưu nên giai đoạn điều trị này bao gồm: chỉnh hình sắp xếp các răng ngay ngắn, răng bị thưa hay là các phục hình ở các vị trí răng bị thiếu, nhổ răng tuần tự có chọn lọc để hạn chế sự tiêu xương.

Ngoài ra phải kết hợp với bác sĩ tâm lý để làm điều trị tâm lý cho bệnh nhân vì thường bệnh nhân có khiếm khuyết về ngoại hình dễ dẫn đến rối loạn hành vi. Và bác sĩ da liễu để điều trị triệu chứng liên quan về da, móng tay, móng chân, tóc…

Đến giai đoạn đủ điều kiện cắm implant (sau 18 tuổi): phải thiết lập kế hoạch phẫu thuật, phục hình tối ưu và kế hoạch chăm sóc, duy trì răng implant để đảm bảo hàm răng thẩm mỹ và chức năng nhai lâu dài.

Đặc biệt trong giai đoạn phẫu thuật, một trong những yếu tố quan trọng nhất là đòi hỏi bác sĩ phải am tường cấu trúc giải phẫu xương, thần kinh, mạch máu của bệnh nhân, nắm vững mục tiêu và trình tự của tiến trình phẫu thuật.

Đồng thời, ê-kip phẫu thuật phải làm việc tập trung, phối hợp nhịp nhàng, bên cạnh đó bác sĩ cần phải có kỹ năng tinh tế, giàu kinh nghiệm để đảm bảo phẫu thuật thành công, an toàn cũng như dự phòng, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.

Với sự thành công từ ca phẫu thuật cấy ghép răng cho người thiếu bẩm sinh (*), Ts Bs Võ Văn Nhân đã đem lại cơ hội và hy vọng cho bệnh nhân Kim Huệ và những bệnh nhân không có răng bẩm sinh được phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tin trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.

(*) Các thủ thuật/phẫu thuật phức tạp sẽ được chuyển qua bệnh viện để thực hiện