Cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương là những phương pháp ghép Implant nha khoa được sử dụng khi không có đủ xương hàm để hỗ trợ cấy ghép truyền thống.
Hai phương pháp này khác nhau như thế nào và trường hợp nào thì sử dụng Implant xương gò má? Trường hợp nào sử dụng Implant dưới màng xương? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.
Cấy ghép Implant dưới màng xương là gì?
Implant dưới màng xương là một kỹ thuật mới tại Việt Nam. Vì vậy, trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương, chúng tôi xin được làm rõ cho các bạn hiểu hơn về kỹ thuật Implant dưới màng xương.
Cấy ghép Implant dưới màng xương
Cấy ghép Implant dưới màng xương còn được gọi là cấy ghép Implant cá nhân hóa, là một kỹ thuật Implant không cấy trụ Implant vào xương hàm. Thay vào đó, Implant được đặt trên xương hàm và bên dưới mô nướu, vị trí dưới màng xương.
Implant được giữ cố định bằng vít gắn với một thanh kim loại được thiết kế theo hình dạng xương hàm của bệnh nhân và ôm khít vào xương hàm. Cấy ghép Implant dưới màng xương có thể được sử dụng để thay thế một răng hoặc nhiều răng.
Phân biệt cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương
Cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương đều là kỹ thuật trồng răng cho bệnh nhân mất răng hoặc thiếu răng có tình trạng xương hàm phức tạp, mật độ xương không đủ để hỗ trợ cấy ghép Implant thông thường.
Tuy nhiên, hai kỹ thuật này lại hoàn toàn khác biệt và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau.
1. Về thiết kế
Implant xương gò má:
Sử dụng 2-4 trụ Implant có chiều dài gấp 2-3 lần trụ Implant thông thường, nâng đỡ cầu răng bán phần hoặc toàn phần ở bên trên. Độ dài và hình dạng trụ Implant sẽ phụ thuộc vào vị trí cấy ghép.
Trụ Implant xương gò má có chiều dài gấp 2-3 lần trụ Implant thông tường
Implant dưới màng xương:
Sử dụng một khung kim loại được thiết kế theo hình dạng xương hàm của bệnh nhân, ôm vào xương hàm để làm neo nâng đỡ cho Implant.
Implant không có độ dài và hình dạng nhất định mà được thiết kế riêng để phù hợp với từng bệnh nhân.
Implant dưới màng xương được thiết kế riêng theo từng bệnh nhân
2. Về vị trí
Implant xương gò má:
Đặt 2 hoặc 4 Implant xương gò má vào xương gò má, có thể cấy thêm Implant thông thường ở vùng răng trước hoặc không tùy theo trường hợp cụ thể. Implant xương gò má được sử dụng cho hàm trên.
Implant dưới màng xương:
Implant được đặt bên trên xương hàm, bên dưới mô nướu, vị trí ngay dưới màng xương, không cấy Implant vào trong xương. Sử dụng được cho cả hàm trên và hàm dưới.
3. Về trường hợp sử dụng
Cấy ghép Implant xương gò má:
Bệnh nhân mất răng, không răng có tình trạng xương hàm kém chất lượng, mật độ xương hàm thấp, xương gò má ổn định.
Implant dưới màng xương:
Bệnh nhân mất răng, không răng có tình trạng tiêu xương đặc biệt nghiêm trọng. Đây giải pháp sau cùng cho bệnh nhân không thể cấy Implant thông thường hay Implant xương gò má.
Xem thêm: Implant cá nhân hóa có gì đặc biệt
4. Về sự ổn định
Cấy ghép Implant xương gò má:
Tạo lực ổn định để nâng đỡ phục hình răng Implant nhờ vào xương gò má. Hỗ trợ ăn nhai và thẩm mỹ tối đa.
Phim chụp Implant xương gò má của bệnh nhân mất răng nguyên hàm
Cấy ghép Implant dưới màng xương:
Dựa vào sự ổn định của mô nướu xung quanh và xương hàm để hỗ trợ nâng đỡ răng nhân tạo.
Tuy độ bền chắc không bằng kỹ thuật Implant thông thường hay Implant xương gò má, nhưng vẫn là sự lựa chọn tối ưu để cải thiện tốt chức năng ăn nhai và mang lại thẩm mỹ cho những trường hợp bệnh nhân đặc biệt như không răng bẩm sinh, bệnh nhân bị hoại tử xương hàm không thể phục hình bằng các kỹ thuật khác.
Implant dưới màng xương mở ra cơ hội phục hồi ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân mất răng có tình trạng vô cùng phức tạp
Cả hai kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má và Implant dưới màng xương đều là giải pháp phục hình răng mất tuyệt vời cho những bệnh nhân phức tạp và đều không cần thực hiện ghép xương mà vẫn đảm bảo hiệu quả ăn nhai và thẩm mỹ.
Điều quan trọng cần lưu ý là sự thành công của cấy ghép xương gò má và Implant dưới màng xương phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sức khỏe răng miệng và độ ổn định của hàm của bệnh nhân, cũng như quá trình thực hiện cần đảm bảo chính xác.
Bên cạnh đó, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng của chuyên gia Implant nha khoa có trình độ và kinh nghiệm để xác định phương pháp cấy ghép Implant nào là tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.