TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cảnh giác niêm mạc miệng bị viêm loét

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 9
Niêm mạc miệng là một lớp mô mỏng bao quanh trong khoang miệng, có tác dụng duy trì độ ẩm và ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Niêm mạc miệng thường rất dễ bị viêm loét, gây đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, nói chuyện của người bệnh, cần phải chú ý để được xử lý kịp thời.

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ toàn bộ khoang miệng và lưỡi. Niêm mạc miệng bị viêm loét là tình trạng bạn cần phải lưu ý. Vì đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, viêm lưu ý kỹ lưỡng sẽ giúp bạn xử lý kịp thời.

Niêm mạc miệng là gì?

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ toàn bộ khoang miệng và lưỡi, được giới hạn bởi các phần như má, môi, lưỡi và vòm hầu. Lớp niêm mạc miệng có chức năng duy trì độ ẩm trong miệng, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn và những tác nhân gây hại xâm nhập vào miệng.

Cấu trúc của niêm mạc miệng

Mặc dù chỉ là một lớp mỏng bao quanh các cơ quan trong khoang miệng nhưng niêm mạc miệng lại có cấu tạo khá phức tạp với 3 lớp chính:

  • Lớp biểu mô: Là lớp ngoài cùng, được cấu tạo bởi nhiều tế bào như tế bào vảy, tế bào hình gai, tế bào lympho và tế bào bạch cầu. Chúng đảm nhiệm chức năng tái tạo và bảo vệ lớp niêm mạc.
  • Lớp màng đáy: Là lớp nằm ở giữa lớp biểu mô và lớp mô liên kết, có vai trò duy trì cấu trúc và chức năng của niêm mạc.
  • Lớp mô liên kết: Là thành phần chính của niêm mạc miệng, nằm dưới lớp màng đáy. Lớp mô liên kết có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất, hỗ trợ cấu trúc và tham gia vào chức năng quan trọng của niêm mạc.

Phân biệt niêm mạc miệng bình thường và bất thường

Vì là một lớp mỏng nên niêm mạc miệng rất dễ bị viêm. Tuy không mang quá nhiều nguy hiểm nhưng viêm niêm mạc miệng cũng cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế tình trạng lây lan sang các cơ quan khác trong khoang miệng.

Niêm mạc miệng bình thường

Niêm mạc miệng bình thường sẽ có những đặc điểm như:

Niêm mạc miệng khỏe mạnh

  • Màu sắc: Niêm mạc khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt hoặc hơi cam, điều này chứng tỏ máu lưu thông tốt và cung cấp đầy đủ oxy cho các tế bào.
  • Bề mặt: Niêm mạc miệng thường có bề mặt mềm mại, mịn màng, không chứa mảng bám và không có vết loét hay sưng tấy.
  • Độ ẩm: Niêm mạc miệng khỏe mạnh sẽ luôn ẩm ướt nhờ quá trình tiết dịch của tuyến nước bọt, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
  • Độ đàn hồi: Khi niêm mạc khỏe mạnh, độ đàn hồi sẽ tương đối ổn định, không bị biến dạng hoặc rách.

Niêm mạc miệng bị viêm

Niêm mạc miệng khi bị viêm, lở loét sẽ có các dấu hiệu như:

Niêm mạc miệng bị viêm, lở loét

  • Màu sắc: Niêm mạc miệng bị viêm sẽ có màu sắc không được bình thường, có thể chuyển sang màu trắng, xám, vàng hoặc đốm đen.
  • Vết loét kéo dài: Viêm loét niêm mạc miệng sẽ kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, kèm theo tình trạng đau nhức, sưng tấy.
  • Khô miệng: Khi lớp niêm mạc bị viêm, khoang miệng sẽ giảm tiết nước bọt, dẫn đến thiếu độ ẩm trong miệng. Khô miệng nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng…
  • Đau, rát, ngứa: Lớp niêm mạc miệng bị tổn thương sẽ gây đau nhức dai dẳng, thậm chí lan rộng khắp khoang miệng. Điều này sẽ khiến việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn.

Nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét niêm mạc miệng. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như:

Tổn thương do trầy xước

Quá trình sinh hoạt thường ngày của người bệnh như đánh răng quá mạnh, ăn các thức ăn cứng… có thể làm cho niêm mạc miệng bị trầy xước. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm, loét niêm mạc miệng.

Nhiễm virus

Một trong những nguyên nhân khiến cho niêm mạc bị viêm đó chính là nhiễm virus, đặc biệt là HSV-1 (virus herpes simplex). Virus herpes simplex thường lây qua khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm biệt qua tuyến nước bọt, dùng chung bàn chải đánh răng hay khăn mặt cho người bệnh…

Ngoài ra, các virus như virus Varicella-Zoster, virus Coxsackie (virus gây bệnh tay chân miệng) cũng là nguyên nhân khiến niêm mạc miệng bị viêm, loét.

Viêm niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân gây nên

Bệnh nấm miệng

Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không còn đủ sức đề kháng để ngăn ngừa sự phát triển quá mức của nấm Candida, dẫn đến nấm tấn công vào tế bào niêm mạc, hình thành các phản ứng viêm, loét. Những vết này thường sẽ đi kèm với mảng trắng hoặc trắng kem trên niêm mạc miệng.

Áp xe niêm mạc miệng

Áp xe niêm mạc miệng là hiện tượng khá nguy hiểm, dưới niêm mạc miệng sẽ hình thành các túi mủ do vi khuẩn tích tụ gây ra, tạo thành các vết sưng tấy, đỏ, đau nhức. Trong nhiều trường hợp, áp xe niêm mạc không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử mô.

Xem thêm: Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?

Cách điều trị viêm niêm mạc miệng

Đa số các trường hợp viêm loét niêm mạc miệng không cần phải điều trị và có thể tự khỏi sau khoảng 7 - 14 ngày. Nếu có chủ yếu là điều trị giảm đau để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu tình trạng viêm niêm mạc miệng kéo dài, kèm theo các triệu chứng viêm loét nặng, đau rát, nóng sốt… thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ thăm khám cụ thể. Bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

Nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị viêm niêm mạc miệng

Sử dụng thuốc điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm niêm mạc miệng. Đồng thời kết hợp thuốc bôi tại chỗ nhằm giúp lớp niêm mạc nhanh chóng hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị.

Uống nhiều nước

Khô miệng là một trong những nguyên nhân khiến niêm mạc miệng bị viêm. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn cần uống đủ nước để duy trì độ ẩm trong khoang miệng.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các loại rau có màu xanh đậm, trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh… sẽ giúp niêm mạc khỏe mạnh, ít bị tổn thương hơn.

Bổ sung nhiều rau củ, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Bên cạnh đó, bạn cần tránh ăn các loại thức ăn có tính chất kích thích cao, chẳng hạn như: ớt, tiêu, gia vị cay, các loại nước uống có cồn và cafein…

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách, kết hợp sử dụng nước súc miệng bằng dung dịch có chứa chlorhexidine hoặc nước muối sinh lý. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch răng miệng được tốt hơn.

Khám răng định kỳ

Nhiều trường hợp lớp niêm mạc miệng bị viêm là do các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng… Việc thăm khám răng miệng định kỳ tại nha khoa uy tín sẽ giúp phát hiện và điều sớm các bệnh răng miệng, ngăn chặn sự phát triển của viêm loét niêm mạc miệng.

Khám răng định kỳ tại các địa chỉ nha khoa uy tín là rất cần thiết

Viêm loét niêm mạc miệng tuy không gây hại trực tiếp đến sức khỏe răng miệng nhưng lại gián tiếp gây ra các bệnh lý khác. Do đó, nếu bạn thấy niêm mạc miệng có những dấu hiệu bất thường nào, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.