TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cảnh giác khi bị đau quai hàm gần tai bên phải

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.399
Bị đau quai hàm gần tai bên phải là một hiện tượng xảy ra ở khá nhiều người. Hiện tượng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Bị đau quai hàm gần tai bên phải là tình trạng không hiếm gặp, gây đau nhức bên trong hay xung quanh tai, đau khi ăn nhai, cứng quai hàm, nhức đầu,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, có thể do viêm khớp thái dương hàm, loạn năng thái dương hàm, sai quai hàm,... Bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp.

Các triệu chứng khi bị đau quai hàm gần tai bên phải

Bị đau quai hàm gần tai bên phải thường đi kèm với một số triệu chứng như:

  • Có cảm giác căng cứng, mỏi ở các cơ xung quanh hàm.
  • Cơn đau âm ỉ kéo dài, đau xung quanh hay bên trong tai.
  • Khó nhai, khó há miệng. Khi nhai, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục hoặc tiếng lạo xạo ở khớp hàm.
  • Đau đầu, cơn đau có thể lan ra phía sau đầu, hoặc thái dương, trán, thậm chí đau nhức toàn bộ vùng mặt.
  • Một số trường hợp bị đau quai hàm gần tai bên phải sẽ đi kèm với tình trạng ù tai, đau tai.

Bị đau quai hàm gần tai bên phải khiến nhiều người khó chịu

Đau quai hàm gần tai bên phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào?

Bị đau quai hàm gần tai bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm. Thông thường, quai hàm bị đau dai dẳng có thể xuất phát từ các bệnh thuộc phần xương khớp quai hàm như:

Viêm khớp thái dương hàm

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau quai hàm. Khớp thái dương hàm là khớp nối hàm dưới với hộp sọ, có chức năng hỗ trợ các hoạt động của hàm nhai, nuốt, nói chuyện,... Khi khớp này bị viêm sẽ gây ra các triệu chứng như:

Đau ở một 1 hoặc cả 2 bên mặt. Cơn đau bắt đầu thường nhẹ và có thể tự khỏi, nhưng khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và liên tục, nhất là khi ăn uống.

  • Đau ở vùng bên trong và xung quanh tai.
  • Khó khăn khi há miệng, cử động hàm.
  • Khi cử động hàm sẽ phát ra những tiếng kêu lục cục.
  • Đau đầu, chóng mặt, mỏi cổ, đau nhức vùng trán, thái dương.
  • Mặt sưng tấy, phù nề tại vị trí bị viêm khớp thái dương hàm.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bị đau quai hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm

Bị đau quai hàm gần tai bên phải cũng có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh lý này ít gặp nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Loạn năng khớp thái dương hàm ít biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Khi nhận biết được thông qua các triệu chứng thì bệnh đã tiến triển nặng, tiềm ẩn nguy cơ gây hỏng khớp nếu không điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm thường gặp là:

  • Gặp khó khăn khi há to miệng.
  • Ăn nhai khó khăn, mỏi cơ.
  • Hàm cử động bị hạn chế, thiếu linh hoạt.
  • Xuất hiện tiếng kêu lục cục khi cử động hàm.
  • Sưng má ở vùng quai hàm.
  • Chóng mặt, ù tai.
  • Vùng cơ nhai, khớp thái dương hàm bị đau nhức, cơn đau sẽ dần lan đến toàn bộ đầu sau một thời gian.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Sái quai hàm

Sái quai hàm cũng là nguyên nhân gây đau quai hàm gần tai bên phải. Tình trạng này thường xảy ra khi há miệng rộng một cách đột ngột (chẳng hạn như ngáp, cười quá to,...).

Thực ra, sái quai hàm không phải là một bệnh lý, do đó có thể khắc phục nhanh chóng và không để lại biến chứng nguy hiểm. Mặc dù vậy, nếu chủ quan không tiến hành điều trị thì có thể khiến tình trạng trở nặng và gây cản trở đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Triệu chứng khi bị sái quai hàm có thể kể đến như:

  • Đau nhiều vùng từ tai, mặt, cổ đến vai. Cơn đau diễn ra thường xuyên.
  • Ù tai, có thể không nghe được trong những trường hợp bị nặng.
  • Đau khi cử động hàm, vận động cổ.
  • Khi há miệng hoặc ăn nhai sẽ xuất hiện tiếng kêu lục tại khớp hàm.

Sái quai hàm cũng là nguyên nhân gây đau quai hàm gần tai bên phải

Các bệnh ở xương quai hàm khác

Ngoài các bệnh lý trên, bị đau quai hàm gần tai bên phải cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác ở xương hàm như: thoái hóa khớp xương quai hàm, viêm màng hoạt dịch ở khớp quai hàm hoặc dây chằng nối,...

Các bệnh răng miệng

Bị đau quai hàm gần tai bên phải cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về răng miệng như:

  • Viêm nướu, viêm nha chu: Nướu răng bị viêm nhiễm sẽ gây đau nhức, sưng đỏ, có thể ảnh hưởng đến cơ quai hàm.
  • Răng bị nứt, mẻ, vỡ: Răng bị chấn thương, dẫn đến tình trạng nứt, vỡ hoặc mẻ có thể gây đau cơ hàm, nhất là khi ăn uống hay tiếp xúc trực tiếp với răng bị tổn thương.
  • Nghiến răng: Nghiến răng thường xuyên có thể làm tổn thương các cơ và dây chằng quai hàm, dẫn đến đau quai hàm.
  • Răng mọc lệch, sâu răng, áp xe răng: Các bệnh lý này có thể gây đau nhức, bệnh càng tiến triển thì tình trạng đau nhức càng tăng, thậm chí cơn đau có thể lây lan đến vùng quai hàm, vùng mặt.

Viêm nướu có thể ảnh hưởng đến cơ quai hàm

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng xoang hàm trên bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn. Tình trạng này có thể gây đau nhức ở một hoặc hai bên hàm, kèm với các biểu hiện như:

  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Vùng mũi hoặc cổ họng có chất nhầy màu xanh hoặc vàng.
  • Sưng phù vùng mặt hoặc hàm.
  • Đau đầu, ù tai, nhức mỏi, mất mùi hoặc vị giác.

Xem thêm: Vệ sinh răng miệng toàn diện với nước súc miệng Betadine

Mẹo giảm đau quai hàm hiệu quả tại nhà

Tình trạng đau quai hàm có thể gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Để giảm đau hiệu quả, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo giảm đau quai hàm tại nhà đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả dưới đây.

Sử dụng thuốc giảm đau

Với những trường hợp bị đau quai hàm gần tai bên phải nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Nếu cơn đau dữ dội thì các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc gây tê cục bộ mới đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm đau quai hàm đơn giản nhưng khá hiệu quả, thường được áp dụng trong những cơn đau cấp tính. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm lượng máu đưa đến khu vực đau, từ đó giúp giảm đau tạm thời.

Chườm ấm

Chườm ấm sẽ rất hữu hiệu trong những trường hợp đau quai hàm do căng thẳng kéo dài. Nhiệt độ cao sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đến khu vực bị đau, từ đó quai hàm sẽ được thư giãn, giảm đau nhanh chóng.

Chườm ấm giúp giảm đau hiệu quả

Thực hiện các bài tập cho hàm

Bạn có thể thực hiện các bài tập giúp cơ quai hàm được thư giãn, cụ thể như: Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên vùng quai hàm bị đau, massage nhẹ nhàng theo vòng xoắn ốc khoảng 5 - 10 vòng, đồng thời cử động miệng. Thực hiện động tác lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Thay đổi tư thế ngủ

Với những người có thói quen đặt tay dưới hàm khi ngủ hoặc ngủ nghiêng một bên thì hãy thay đổi thói quen này, hoặc chuyển sang tư thế ngược lại. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực lên cơ hàm, từ đó giảm đau hiệu quả.

Lưu ý hơn trong ăn uống

Khi bị đau quai hàm, bạn nên tránh xa các thực phẩm dai, dính, cứng như: các loại hạt cứng, đá lạnh, khô bò, khô mực, kẹo cao su,... Thay vào đó, bạn nên ăn các thức ăn được nấu chín mềm, hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để không phải nhai nhiều, giảm áp lực lên hàm khi nhai.

Không ăn các thực phẩm quá dai, dính, cứng

Nếu bạn đã thử áp dụng các biện pháp trên mà cơn đau quai hàm vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất nên đến trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.