TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách phòng ngừa bệnh hôi miệng đơn giản

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,305
Khi mắc phải chứng hôi miệng, hầu hết mọi người đều cảm thấy mặc cảm, lo lắng không biết làm sao để loại bỏ mùi hôi. Để tránh rơi vào trường hợp này, hãy thực hiện các cách phòng ngừa bệnh hôi miệng, vừa giúp mùi hôi không có cơ hội xuất hiện, vừa có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hôi miệng: do vệ sinh răng miệng kém hoặc sử dụng nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng thuốc lá/thực phẩm chứa cồn gây khô miệng và hôi miệng hoặc do bệnh lý.

Nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng

Ăn thức ăn nặng mùi

Đôi khi hơi thở sẽ có mùi thức ăn mà chúng ta ăn vào, chẳng hạn như là hành, tỏi, rau mầm, bắp cải, súp-lơ...

Hút thuốc

Hút thuốc và nicotine làm tăng nguy cơ hôi miệng đồng thời cũng làm khô nước bọt trong miệng.

Thuốc

Thuốc mà chúng ta uống hàng ngày cũng có thể gây hôi miệng, ví dụ như thuốc kháng histamin, giãn cơ, chống loạn thần, lợi tiểu... gây khô miệng, giúp vi khuẩn trong miệng gia tăng và gây hôi miệng.

Bệnh lý xoang hàm

Dịch nhầy trong mũi có vai trò bảo vệ chặn những vật thể bên ngoài khi hít vào. Tuy nhiên, dịch nhầy này tích tụ sau cổ họng một khi chúng ta bị nhiễm bệnh hô hấp hoặc dị ứng. Khi đó, các vật thể ngoại sinh này sẽ đi vào trong miệng và khu trú trên bề mặt lưỡi, gây nên hôi miệng.

Xem thêm: Những thực phẩm gây hôi miệng bạn cần nắm rõ!

Bệnh sâu răng

Mảng bám tích tụ lên răng và nướu sẽ gây sâu răng. Thức ăn lấp vào và tồn tại ở lỗ sâu, không thể đánh răng sạch được và sinh mùi hôi miệng.

Chứng ợ nóng hay trào ngược dạ dày

Một số người bị trào ngược dạ dày (GERD), mùi này xuất phát từ dạ dày đi ngược lên thực quản.

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng

Thức ăn nhiều acid amin

Chế độ ăn hàng ngày như sữa, sữa chua, phô mai… rất tốt cho răng và cung cấp canxi, dưỡng chất khác cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, chế độ ăn này quá cao lượng axit amin giúp vi khuẩn phát triển và gây hại.

Amidan

Amidan là mô tuyến giúp chặn giữ vi khuẩn vào trong họng và chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, với vai trò này, những cặn thức ăn, vi khuẩn, tế bào chết cũng bị giữ lại đây. Nó không có triệu chứng gì nhưng lại gây hôi miệng.

6 cách phòng ngừa bệnh hôi miệng hiệu quả

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Miệng là nơi tiếp nhận thức ăn đầu tiên nên các vi khuẩn thường lưu trú lại đây để gây mùi khi có điều kiện phát triển. Do đó, bạn cần phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ những gì còn sót lại trong khoang miệng, đồng thời sử dụng thêm chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám còn dính ở kẽ răng và dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch lưỡi.

Súc miệng đúng cách

Sau khi đánh răng, hãy sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn ở những nơi mà bàn chải không tới được. Lưu ý nên lựa chọn loại nước súc miệng không chứa cồn để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Uống nhiều nước

Thiếu nước sẽ dẫn đến hiện tượng khô miệng, từ đó làm cho tuyến nước bọt hoạt động kém. Lúc này, vi khuẩn kỵ khí phân hủy Protein và đường trong miệng tạo thành hợp chất lưu huỳnh, gây nên tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Cách khắc phục nhanh nhất là bổ sung ngay lượng nước cho cơ thể, tốt nhất là từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Bổ sung nhiều nước là cách khắc phục tình trạng hôi miệng nhanh nhất

Bổ sung dinh dưỡng đúng cách

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày quyết định đến năng lượng của con người. Những người đang bị hôi miệng thì nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ (trừ hẹ, hành, tỏi,…), đồng thời bổ sung thêm các loại trái cây như: táo, dứa, bưởi, cam, quýt, chanh, lê, xoài, ổi,… nhằm cung cấp vitamin C, giúp giảm và ngăn ngừa mùi hôi ở miệng.

Không hút thuốc lá

Thuốc lá chứa nhiều hoạt chất gây nên mùi hôi. Chính vì thế mà những người hút thuốc lá thường bị hôi miệng, đặc biệt, mùi hôi còn khó chịu hơn nữa ở những người nghiện thuốc lá lâu năm. Bên cạnh đó, thuốc lá còn khiến cho hàm răng bị ố vàng hoặc đen gây mất thẩm mỹ.

Khắc phục bệnh răng miệng sớm

Bệnh hôi miệng còn có nguyên nhân từ các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, vôi răng,… Để loại bỏ mùi hôi này thì bạn phải điều trị tận gốc các bệnh lý này. Do đó, nếu bạn mắc phải một trong số những bệnh trên thì nên điều trị sớm và kiên trì điều trị cho dứt điểm.

Thăm khám nha khoa định kỳ để được điều trị bệnh răng miệng từ sớm

Hy vọng rằng, những cách phòng ngừa bệnh hôi miệng trong nha khoa mà chúng tôi giới thiệu trên đã giúp ích được cho bạn trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng hôi miệng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.